Hạch Toán Nhập Kho Thành Phẩm Theo Thông Tư 200 và 133
- By :
- Category : Lý thuyết nguyên lý kế toán
Hạch toán nhập kho thành phẩm là nghiệp vụ quen thuộc đối với kế toán sản xuất doanh nghiệp hoặc đối với những doanh nghiệp nhập kho thành phẩm về để kinh doanh, buôn bán. Thành phẩm là sản phẩm do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản xuất ra và phải được bộ phận kho kiểm nghiệm trước khi tiến hành nhập kho.
Vậy khi nhập kho thành phẩm, kế toán sẽ hạch toán nghiệp vụ như thế nào? Cùng Nguyên Lý Kế Toán tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
»»» REVIEW Khóa Học Kế Toán Online cho người mới bắt đầu tốt nhất
I. Mô Tả Nghiệp Vụ Nhập Kho Thành Phẩm
Nhập kho thành phẩm là nghiệp vụ thường xuyên gặp ở bộ phận sản xuất, bộ phận kho và nghiệp vụ này được chia nhỏ thành 2 loại và mô tả như sau:
1. Đối với thành phẩm tự sản xuất tại phân xưởng doanh nghiệp
- Xuất kho phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, cuối kỳ thành phẩm đem nhập kho. Sản phẩm dở dang để tại phân xưởng để sản xuất tiếp hoặc mang về nhập kho chờ xử lý.
- Căn cứ vào phiếu báo số lượng thành phẩm hoàn thiện được nhập kho của bộ phận sản xuất, kế toán kho tiến hành lập Phiếu nhập kho nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm.
- Sau đó chuyển Kế toán trưởng ký duyệt.
- Thủ kho đối chiếu, kiểm kê cẩn thận số lượng hàng trong kho với số liệu trên phiếu nhập kho, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho.
- Thủ kho ghi nhận vào sổ kho, còn kế toán tổng hợp ghi nhận trong sổ kế toán kho.
2. Đối với thành phẩm mang đi gia công, sản xuất ở nơi khác
- Doanh nghiệp tìm kiếm, lựa chọn và ký hợp đồng gia công
- Chuyển nguyên liệu, vật liệu cần thiết sang bên gia công hoặc bên gia công tự nhập nguyên liệu, vật liệu để sản xuất, gia công (theo thỏa thuận trong hợp đồng)
- Cuối kỳ, doanh nghiệp nhận lại thành phẩm và tiến hành các thủ tục nhập kho.
Chú ý:
-
- Nếu doanh nghiệp xuất kho nguyên liệu, vật liệu cho bên gia công thì nhập lại toàn bộ phế liệu dở dang.
- Nếu bên gia công tự nhập nguyên liệu, vật liệu thì chỉ nhận về thành phẩm hoàn thiện.
- Kế toán kho lập phiếu nhập kho nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm hoàn thiện.
- Kế toán kho trình phiếu nhập kho đã lập lên Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
- Căn cứ vào phiếu nhập kho đã được ký duyệt, thủ kho kiểm tra, nhận hàng và tiến hành nhập kho thành phẩm, người giao hàng và thủ kho ký vào phiếu nhập kho.
- Thủ kho hoàn thiện công việc bằng cách ghi sổ kho, chuyển 01 liên phiếu nhập kho cho kế toán để ghi sổ kế toán kho.
c. Căn cứ để nhập kho thành phẩm
- Thủ kho, kế toán kho căn cứ vào kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
- Căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán hạch toán để khi xuất kho thành phẩm ra bán và tính giá vốn hàng bán cho thành phẩm xuất kho.
II. Tài Khoản Kế Toán Thành Phẩm – TK 155
– Tài khoản kế toán Thành phẩm – TK 155 phổ biến trong phòng ban, bộ phận sản xuất, quản lý kho mỗi khi nhập kho hay xuất kho thành phẩm. Đồng thời, kế toán cũng sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho để từ đó tính được bán với giá nào thì hợp lý và thu được lợi nhuận.
– Nguyên tắc của tài khoản thành phẩm – TK 155:
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị thành phẩm hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp.
– Thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất ra phải được đánh giá theo giá gốc (giá thành sản xuất) gồm có:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp – TK 621
- Chi phí nhân công trực tiếp – TK 622
- Chi phí sản xuất chung – TK 627
- Những chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất thành phẩm.
– Tuy nhiên, những loại chi phí sau KHÔNG được tính vào giá gốc:
- Chi phí bán hàng – TK 641
- Chi phí quản lý doanh nghiệp – TK 642
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường.
- Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản, vận chuyển hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất ở lần tiếp theo và khoản chi phí bảo quản trong quá trình mua hàng.
– Thành phẩm mà doanh nghiệp thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công chế biến bao gồm:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp
- Chi phí thuê gia công thành phẩm
- Các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công thành phẩm như: chi phí tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp,…
– Việc tính giá trị thành phẩm xuất kho được thực hiện theo một trong ba phương pháp: Phương pháp nhập trước – xuất trước, phương pháp giá thực tế đích danh, phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cả kỳ tích lũy.
– Kế toán chi tiết thành phẩm phải thực hiện theo từng loại, từng nhóm, thứ thành phẩm, từng kho hàng.
»»» Review Học kế toán ở đâu tốt tại Hà Nội và TPHCM
III. Kết Cấu Và Nội Dung TK 155 – Thành Phẩm
*Bên Nợ:
- Trị giá của thành phẩm nhập kho trong kỳ;
- Trị giá của thành phẩm thừa khi thủ kho kiểm kê;
- Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
*Bên Có:
- Trị giá thực tế của thành phẩm khi xuất kho
- Trị giá của thành phẩm thiếu trong quá trình kiểm kê
- Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
*Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho ở cuối kỳ.
IV. Hạch Toán Nhập Kho Thành Phẩm
1. Hạch toán nhập kho thành phẩm đối với doanh nghiệp tự sản xuất – TT200
a. Hạch toán nhập kho thành phẩm khi xuất nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa đến phân xưởng sản xuất:
– Khi doanh nghiệp xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ đến phân xưởng, bộ phận sản xuất, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất.
Có TK 152, TK 153 – Nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ
b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung khi tiến hành sản xuất
– Phát sinh chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất trong quá trình, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 622, 623, 627: Chi phí sản xuất doanh nghiệp phải trả
Có TK 111, 112, 131, 334: Tổng chi phí sản xuất doanh nghiệp phải trả
c. Hạch toán nhập kho thành phẩm hoàn thiện sau sản xuất
Khi nhập kho thành phẩm đã hoàn thiện sau sản xuất, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 155, 152, 156: Giá trị hàng hóa, vật tư, thành phẩm
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Với trường hợp doanh nghiệp không tự sản xuất được sẽ thuê đơn vị khác gia công, chế biến. Vậy kế toán doanh nghiệp thuê gia công sẽ hạch toán nhập kho thành phẩm như thế nào? Theo dõi phần tiếp theo cùng Nguyên Lý Kế Toán nhé.
2. Hạch toán nhập kho thành phẩm đối với doanh nghiệp thuê gia công
Khác với thành phẩm doanh nghiệp tự sản xuất, doanh nghiệp thuê gia công thì khi nhập kho thành phẩm, kế toán hạch toán như sau:
a. Hạch toán nhập kho thành phẩm khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ đến chỗ gia công.
Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ đến cho bên gia công, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu gửi bên gia công
Có TK 152, 153: Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
b. Hạch toán chi phí nhân công (thuê làm gia công) khi tiến hành sản xuất
Nợ TK 622: Giá trị chi phí nhân công thuê ở ngoài
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị chi phí nhân công thuê ở ngoài DN phải trả.
c. Hạch toán chi phí phát sinh trong sản xuất bằng tiền khác
Khi sản xuất sản phẩm phát sinh các khoản chi phí, kế toán hạch toán nhập kho thành phẩm như sau:
Nợ TK 623, 627: Trị giá chi phí sản xuất khác doanh nghiệp phải trả
Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT (nếu có)
Có TK 111, 112: Tổng trị giá chi phí sản xuất phải trả.
d. Hạch toán nhập kho thành phẩm hoàn thiện sau sản xuất
Khi nhập kho thành phẩm đã hoàn thành sau sản xuất, căn cứ vào Phiếu nhập kho, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 152, 156, 155: Giá trị vật tư, thành phẩm, hàng hóa nhập kho
Có TK 154: Giá trị vật tư, thành phẩm, hàng hóa nhập kho
e. Ví dụ minh họa hạch toán nhập kho thành phẩm
Ví dụ 1: Hạch toán nhập kho thành phẩm đối với doanh nghiệp tự sản xuất thành phẩm.
Ngày 08/08/2022, Công ty Việt Lan nhập kho lô hàng chảo chống dính từ xưởng sản xuất của công ty, cụ thể:
– Nhập kho 2000 chiếc chảo chống dính trị giá 150.000 VNĐ/chiếc.
⇒ Kế toán công ty Việt Lan hạch toán nhập kho thành phẩm:
Căn cứ vào Phiếu nhập kho mà thủ kho gửi, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 156: 2000 x 150.000 VNĐ = 300.000.000 VNĐ
Có TK 154: 300.000.000 VNĐ
Ví dụ 2: Hạch toán nhập kho thành phẩm đối với doanh nghiệp thuê gia công bên ngoài.
Ngày 15/08/2022, Doanh nghiệp Bản Quốc nhập kho lô hàng từ xưởng công ty thuê gia công bên ngoài, cụ thể:
– Nhập kho 2000 chiếc túi đơn giá 900.000 VNĐ/chiếc.
Doanh nghiệp Bản Quốc đã thanh toán cho xưởng công ty thuê gia công bên ngoài bằng tiền gửi ngân hàng.
⇒ Kế toán doanh nghiệp Bản Quốc hạch toán nhập kho thành phẩm như sau:
– Kế toán cần căn cứ vào Phiếu nhập kho, ghi nhận:
Nợ TK 156: 900.000 VNĐ * 2000 = 1.800.000.000 VNĐ
Có TK 154: 1.800.000.000 VNĐ.
– Khi thanh toán cho công ty gia công bên ngoài, căn cứ vào giấy báo nợ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 154: 1.800.000.000 VNĐ
Có TK 112 : 1.800.000.000 VNĐ
Xem thêm:
- Hạch Toán Hàng Khuyến Mại Theo Thông Tư 200 và 133
- Hạch Toán Doanh Thu Bán Hàng Theo Thông Tư 200
- Hạch Toán Nộp Thuế GTGT Trên Misa
- Hạch Toán Chi Phí Vận Chuyển
- Hạch Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Qua bài viết trên, Nguyên Lý Kế Toán đã chia sẻ và hướng dẫn chi tiết cho các bạn về hạch toán nhập kho thành phẩm theo chuẩn Thông tư 200, kèm theo đó là ví dụ minh họa dành cho các bạn tham khảo.
Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn giải đáp được mọi băn khoăn trong vấn đề hạch toán nhập kho thành phẩm. Chúc các bạn luôn thành công trên mọi lĩnh vực.
Không có bình luận