Phương pháp đối ứng tài khoản
- By :
- Category : Lý thuyết nguyên lý kế toán
Để hiểu hơn về phương pháp đối ứng tài khoản, nguyenlyketoan.net sẽ trình bày chi tiết cơ sở hình thành, ý nghĩa cùng nội dung chi tiết của phương pháp đối ứng tài khoản kế toán trong bài viết dưới đây
>>>Xem thêm: Các nghiệp vụ kế toán bán hàng, xác định kết quả kinh doanh
Cơ sở hình thành phương pháp đối ứng tài khoản
Hoạt động kinh tế tài chính ở các đơn vị rất đa dạng và phong phú, nó được hình thành do các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
Để hệ thống hóa được thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính nhằm phục vụ cho lãnh đạo và quản lý kinh tế tài chính, quản lý tài sản ở các đơn vị hạch toán kế toán phải sử dụng phương pháp tài khoản kế toán
Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp phản ánh sự biến động của tài sản, nguồn vốn và các quá trình hoạt động được thể hiện trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Hay nói cách khác, phương pháp đối ứng tài khoản là một phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng kế toán, ghi chép, phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể mô tả công việc chuyên viên tuyển dụng
Phương pháp này được cấu thành bởi hai yếu tố: Tài khoản kế toán và các quan hệ đối tứng tài khoản
Ý nghĩa của phương pháp đối ứng tài khoản
Hệ thống hóa thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị một cách thường xuyên, liên tục để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ quản lý kinh tế, tài chính
Hệ thống hóa các thông tin cụ thể, chi tiết về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản phục vụ yêu cầu quản trị kinh doanh, yêu cầu phân cấp quản lý kinh tế trong đơn vị cũng như yêu cầu quản lý tài sản ở đơn vị
Là phương tiện để hệ thống hóa số liệu theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính để lập các báo cáo kế toán
Nội dung phương pháp đối ứng tài khoản
Phương pháp này được cấu thành bởi hai yếu tố:
Tài khoản kế toán
Khái niệm và kết cấu cơ bản của tài khoản kế toán mã loại hình xuất nhập khẩu
Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán được sử dụng để phản ánh, kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể học tin học văn phòng
Mỗi đối tượng kế toán cụ thể được xây dựng một tài khoản kế toán hay một số tài khoản kế toán để phản ánh, kiểm tra đối tượng đó. Mỗi tài khoản kế toán có tên gọi riêng. Tên gọi, nội dung ghi chép, phản ánh trên tài khoản kế toán phải phù hợp với nhau và phù hợp với nội dung kinh tế của từng đối tượng kế toán mà tài khoản kế toán đó phản ánh
Tài khoản kế toán là cách thức phân loại và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng của hạch toán kế toán (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí), mối một đối tượng được theo dõi trên một tài khoản học logistics
Kết cấu cơ bản của một tài khoản kế toán:
- Tên tài khoản: Là tên của đối tượng kế toán được tài khoản phản ánh
- Bên trái của tài khoản gọi là bên Nợ
- Bên phải của tài khoản gọi là bên Có
Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng kế toán theo 3 chỉ tiêu: Khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu
Số dư đầu kỳ: Phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ: Phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ bao gồm: SPS tăng phản ánh sự vận động tăng của các đối tượng kế toán trong kỳ, SPS giảm phản ánh sự vận động giảm của các đối tượng kế toán trong kỳ
Số dư cuối kỳ: Phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán ở thời điểm cuối kỳ
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng PS tăng – Tổng PS giảm các khóa học kỹ năng mềm
Nguyên tắc thiết kế tài khoản kế toán
Có nhiều loại tài khoản cơ bản để phản ánh tài sản, nguồn vốn, các tài khoản điều chỉnh cho các tài khoản cơ bản
Kết cấu của tài khoản tài sản ngược với kết cấu tài khoản nguồn vốn, kết cấu tài khoản điều chỉnh ngược với kết cấu tài khoản cơ bản mà nó điều chỉnh
Số phát sinh tăng được phản ánh cùng bên với số dư đầu kỳ, số phát sinh giảm được phản ánh ở bên còn lại của tài khoản kế toán
Quan hệ đối ứng tài khoản
Quan hệ đối ứng tài khoản là mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, giữa các loại tài sản với nhau và giữa các loại nguồn vốn với nhau trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có ảnh hưởng đến phương trình kế toán
Các mối quan hệ đối ứng
Loại 1: Tăng tài sản này – Giảm tài sản khác
Quan hệ này chỉ xảy ra trong nội bộ đơn vị kế toán. Trong quan hệ này, tổng quy mô tài sản thay đổi, khi quan hệ này phát sinh chỉ làm thay đổi cơ cấu tài sản
Loại 2: Tăng nguồn vốn này – Giảm nguồn vốn khác
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc quan hệ này không làm thay đổi quy mô nguồn vốn cũng như tài sản mà chỉ làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn ủy nhiệm chi là gì
Loại 3: Tăng tài sản – Tăng nguồn vốn
Quy mô tài sản và nguồn vốn tăng cùng một lượng bằng nhau sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Loại 4: Giảm tài sản – Giảm nguồn vốn
Quy mô tài sản và nguồn vốn giảm cùng một lượng bằng nhau sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Nhân xét:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự biến động trong nội bộ tài sản hoặc nội bộ nguồn vốn thì chúng phải là quan hệ cùng chiều và kết quả ho làm tăng hoặc làm giảm quy mô tài sản của đơn vị kế toán
Phương pháp ghi sổ kép
Khái niệm: Phương pháp ghi sổ kép là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên tài khoản kế toán theo các quan hệ đối ứng bằng cách ghi ít nhất hai lần với cùng một số tiền phát sinh lên ít nhất hai tài khoản kế toán có quan hệ đối ứng với nhau
Thực chất là ghi nợ vào tài khoản này và ghi có vào tài khoản khác có quan hệ ối ứng với nó với cùng một số tiền
Đinh khoản kế toán
Khái niệm: Là việc xác định một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi Nợ và ghi Có vào những tài khoản kế toán nào với số tiền cụ thể là bao nhiêu
- Định khoản kế toán gồm hai loại: Định khoản đơn giản và định khoản phức tạp
- Định khoản đơn giản: Định khooản chỉ liên quan đến hai tài khoản kế toán
- Định khoản phức tạp: Định khoản liên quan đến ít nhất từ 3 tài khoản kế toán trở lên
Nguyên tắc định khoản (nguyên tắc ghi sổ kép)
Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau
Tổng số tiền ghi vào bên Nợ của tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản trong cùng một định khoản
Một định khoản phức tạp có thể tách thành các định khoản giản đơn nhưng không được gộp các định khoản giản đơn thành một định khoản phức tạp Học nguyên lý kế toán
Quy trình định khoản
- Xác định tài khoản kế toán
- Xác định quan hệ đối ứng tài khoản
- Xác định số tiền
Nguồn: Kế toán Lê Ánh
Bài viết tham khảo: Học kế toán thực hành ở tphcm
Tags:
- https://nguyenlyketoan net/phuong-phap-doi-ung-tai-khoan/
Không có bình luận