Các loại giá chủ yếu được sử dụng để tính giá tài sản

Tính già tài sản
Lý thuyết nguyên lý kế toán

Trong kế toán có những loại giá nào? Loại giá nào được sử dụng để tính giá tài sản? Dưới đây Nguyên lý kế toán sẽ gửi đến các bạn các loại giá chủ yếu được sử dụng để tính giá tài sản.

Giá trị hữu ích nhất để đánh giá tài sản là giá trị kinh tế thực. Tuy nhiên chúng ta không thể xác định nó một cách chắc chắn và khách quan bởi vì việc xác định giá trị kinh tế thực phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân theo mục đích riêng. Vì lý do này chúng ta không thể sử dụng giá trị kinh tế thực trong phương pháp tính giá.

Có thể bạn quan tâm: Học kế toán thực hành ở đâu tốt

Các loại giá chủ yếu được sử dụng để tính giá tài sản

Những loại giá có thể được sử dụng thay thế cho giá trị kinh tế thực để đánh giá tài sản là giá gốc và các loại giá khác như giá thị trường, giá trị hiện tại…

Các loại giá chủ yếu được sử dụng để tính giá tài sản

Việc lượng hóa giá trị của tài sản bắt buộc phải sử dụng thước đo tiền tệm tuy nhiên giá trị  của chính tiền tệ cũng không ổn định, để đảm bảo những yêu cầu đối với thông tin kế toán nhằm cung cấp cho các bên sử dụng liên quan trong việc ra quyết định một cách hiệu quả thì tài sản cần được đánh giá theo nhiều phương pháp khác nhau, phù hợp cho từng loại tài sản cụ thể của đơn vị kế toán.

1. Giá gốc

Giá gốc của tài sản là số tiền hoặc khoản tương đương tiền cần thiết mà đơn vị kế toán đã trả, phải trả để có được tài sản, hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.

Theo lý luận thực thể, đơn vị kế toán là một thực thể hoạt động liên tục. Nói cách khác, họ cho rằng đơn vị kế toán duy trì hoạt động trong một thời gian đủ lớn để tiến hành toàn bộ các kế hoạch hiện tại của nó thay vì bị phá sản trong thời gian ngắn. Theo đó, chỉ khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh kiên quan đến đơn vị kế toán khác thì kết quả hoạt động kinh doanh mới được ghi nhận và xác định, tài sản phải được báo cáo theo số tiền đơn vị kế toán đầu tư để hình thành nên đó.

Tại thời điểm ghi nhận tài sản, tùy theo trường hợp cụ thể để xác định giá gốc của nó cho phù hợp.

Nếu tài sản được hình thành từ nghiệp vụ trao đổi với đơn vị kế toán khác và được thanh toán hoặc sẽ thanh toán bằng các khoản tiền thì giá gốc của nó chính là số tiền đơn vị kế toán đã hoặc sẽ chi ra để có được tài sản đó.

Nếu tài sản được hình thành từ những nghiệp vụ trao đổi, trong đó có những khoản tài sản không phải dưới dạng các loại tiền được sử dụng thì nguyên tắc chung để xác định giá gốc của những tài sản này như sau:

  • Sử dụng giá hợp lý của các khoản tài sản không phải dưới dạng các loại tiền được sử dụng trong quá trình trao đổi hoặc.
  • Sử dụng giá hợp lý của tài sản nhận được nếu như loại giá hợp lý này đáng tin cậy hơn.

Nếu tài sản được hình thành do chủ sở hữu góp vốn, biểu tặng thì giá gốc của tài sản đó được xác định theo giá hợp lý tại thời điểm ghi nhận. dien dan ke toan

Giá gốc của tài sản tại thời điểm xuất dùng (như hàng tồn kho ngoại tệ, chứng khoản đầu tư…) hay tài sản đang trong quá trình sử dụng có thực hiện khấu hao (ví du như tài sản cố định…) có thể được xác định theo phương pháp kỹ thuật khác nhau nhưng vẫn dựa trên cơ sở giá gốc của nó đã được ghi nhận ban đầu.

Giá gốc của tài sản sau khi được xác định tại thời điểm ghi nhận sẽ không thay đổi cho dù sự biến động về giá của nó sau đó như thế nào và chúng được sử dụng để lập các chỉ têu tài sản của bảng cân đối kế toán

Việc ghi nhận và tính giá tài sản theo giá gốc chi phối đến sự lựa chọn nguyên tắc ghi nhận thu nhập và xác định kết quả hoạt động, cụ thể là thu nhập và kết quả hoạt động được ghi nhận theo nguyên tắc thực hiện.

Giá gốc có những ưu điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: giá gốc cung cấp thông tin đáng tin cậy hơn các loại giá khác. Đại bộ phận các khoản cấu thành nên giá vốn thực được xác định một cách khách quan và phản ánh trên chứng từ kế toán, dựa trên cơ sở sự thỏa thuận, trao đổi giữa các bên tham gia nghiệp vụ, cấu thành nên giá gốc.

Thứ hai: giá gốc là thông tin thích hợp cho các quyết định kinh tế thông qua phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, định giá bán sản phẩm, tiếp tục sản xuất hoặc ngừng một bộ phận nào đó và một loạt các quyết định khác trên cơ sở căn cứ vào các hệ số tính toán dựa trên thông tin trình bày trong báo cáo tài chính khóa học nguyên lý kế toán online

Tuy nhiên, giá gốc có nhược điểm là không phản ánh giá trị của tài sản trên bảng cân đối kế toán theo giá thị trường. Đối với những tài sản dài hạn và trong trường hợp sự biến động lớn về giá trên thị trường thì nhược điểm của giá gốc càng biểu hiện rõ.

2. Giá thị trường

Giá thị trường là loại giá được thỏa thuận, thống nhất giữa các bên tham gia trao đổi thị trường. Trong khoa học kế toán, sự phân biệt thị tường trong đó đơn vị kế toán đóng vai trò là bên ua và thị trường trong đó đơn vị kế toán đóng vai trò là bên bán là cần thiết.

Giá trị trường hiện hữu trong trường hợp thứ nhất là giá thay thế, nói cách khác đây là mức giá đơn vị kế toán phải chi ra để có được tài sản tương tự tại thời điểm tính giá.

Giá trị trường hiện hữu trong trường hợp thứ hai là giá bán, nói cách khác đây là mức giá đơn vị kế toán thu được khi thực hiện giá trị của hàng hóa thông qua quá trình bán hàng.

Nếu theo giá gốc, căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản để tính giá của tài sản thì theo giá thị trường, việc tính giá của tài sản thường được thực hiện vào lúc lập bảng cân đối kế toán hoặc khi đơn vị kế toán giải thể, sáp nhập hoặc hợp nhất

Giá thị trường và giá gốc ngang bằng nhau tại thời điểm hình thành tài sản, tuy nhiên thời gian trôi đi càng dài thì giữa giá gốc và giá trị trường có sự khác biệt càng lớn, sự khác biệt này thể hiện rõ nhất đối với những loại tài sản dài hạn.

Đối với những tài sản ngắn hạn như hàng hóa, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, việc sử dụng giá thị trường để tính giá đối với chúng không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đối với thiết bị, máy móc và những tài sản cố định khác thì việc tính giá của chúng lại là một vấn đề nan giải.

Nhà xưởng có kết cấu cùng thời gian hữu ích kinh tế có sự khác biệt nhất định, quyền sử dụng đất cũng không thể giống nhau giữ những khu đất có vị trí khác nhau; do đó, việc tính giá trị của chúng theo giá thị trường phải đối diện với rất nhiều khó khăn.

Giá thị trường không chỉ ảnh hưởng đến số liệu các đối tượng kế toán trình bày trên bảng cân đối kế toán mà còn ảnh hưởng đến phương pháp xác định kết quả hoạt động.

Trường hợp kết quả dược xác định theo phương pháp so sánh vốn chủ sở hữu cuối kỳ và đầu kỳ, việc sử dụng giá thị trường sẽ dẫn đến ghi nhận cả lợi nhuận chưa thực hiện trong kết quả hoạt động.

Ưu điểm của giá thị trường là nó cung cấp thông tin hữu ích về tài sản. Cho các bên sử dụng báo cáo tài chính của đơn vị kế toán trong việc đnahs giá tình hình tài chính của nó. Ưu điểm này của giá thị trường càng được bộc lộ trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa giá gốc và giá thị trường

Nhược điểm cơ bản của giá thị tường chính là yêu cầu về tính tin cậy của thông tin kế toán bị giảm do sử dụng oại giá này. Như trên đã chỉ ra, việc xác định giá thị trường của các tài sản dài hạn phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm chủ quan của người đánh giá.

3. Các loại giá khác

Ngoài giá gốc, giá thị trường, trong kế toán tồn tại nhiều loại giá khác nhau như giá hợp lý, giá trị hiện tại..

Giá hợp lý là giá trị tài sản có thể được trao đổi một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Vào thời điểm ban đầu ghi nhận tài sản, giá hợp lý của chúng chính là giá gốc của tài sản

Trong trường hợp giá thị trường của tài sản không tồn tại, giá trị được xác định một cách thỏa đáng có thể được coi là giá hợp lý.

Giá trị hiện tại là giá trị của luồng tiền tương lai. Giá trị hiện tại được xác định tùy theo từng trường hợp cụ thể khác nhau.

Để xác định được giá trị hiện tại, 3 yếu tố cần phải được xác định: Luồng tiền mặt thu về hoặc chi ra trong tương lai, tỷ lệ chiết khấu và thời gian chiết khấu.

Đối với một số số khoản tài sản như cho vay hoặc nợ phải trả như đi vay, các yếu tố trên xác định được xác định tương đối hợp lý.

Tuy nhiên việc sử dụng giá trị hiện rại rất hạn chế vì hầu hết đối với những tài sản không phải dưới dạng các loại tiền thì khó có thể xác định một cách đáng tin cậy luồng tiền tương lai, trừ khi những tài sản đó cho thuê hoặc đi thuế.

Thực tế, luồng tiền thu về là kết quả của việc sử dụng kết hợp nhiều tai sản, do đó việc phân bổ luồng tiền đó cho từng tài sản chắc chắn sẽ là một công việc khó khăn và phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm chủ quan, làm giả tính tin cậy của thông tin kế toán.

Trên đây là các loại giá chủ yếu được sử dụng để tính giá tài sản. Mong rằng thông tin trong bài viết hữu ích với bạn đọc!

Xem thêm lý thuyết nguyên lý kế toán: Một số khoản mục chi phí đặc biệt trong kế toán

Rate this post

Tags:

  • https://nguyenlyketoan net/cac-loai-gia-chu-yeu-duoc-su-dung-de-tinh-gia-tai-san/
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lý thuyết nguyên lý kế toán
Nguyên Lý Kế Toán Là Gì? Tóm Tắt Kiến Thức Nguyên Lý Kế Toán

Nguyên lý kế toán là nền tảng quan trọng trong việc quản lý và ghi chép các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đây là môn học cơ bản mà bất kỳ ai theo đuổi lĩnh vực kinh tế, tài chính, hay kế toán kiểm toán đều phải nắm …

Sách nguyên lý kế toán ứng dụng - Kế toán Lê Ánh
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Review Sách Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng Kế Toán Lê Ánh

Cuốn sách “Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng” là một tài liệu hữu ích dành cho những ai muốn nắm vững kiến thức kế toán từ cơ bản đến nâng cao. Được biên soạn bởi TS. Lê Ánh (CEO trung tâm kế toán Lê Ánh), một chuyên gia uy tín …

Đối tượng kế toán là gì
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Cách Xác Định Đối Tượng Kế Toán

Trong lĩnh vực kế toán, việc xác định đối tượng kế toán đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình ghi nhận, phân loại và báo cáo các thông tin tài chính của một tổ chức. Quá trình xác định đối …