Hình thức Nhật ký- Sổ cái
- By :
- Category : Lý thuyết nguyên lý kế toán
Đặc điểm và trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái như thế nào? Trong bài viết dưới đây, nguyên lý kế toán sẽ hướng dẫn bạn đọc vấn đề này.
>>Xem thêm: Các hình thức kế toán
1. Điều kiện vận dụng hình thức nhật ký – sổ cái
Hình thức kế toán này phù hợp với các đơn vị kế toán có quy mô nhỏ, khối lượng nghiệp vụ phát sinh ít, đơn vị sử dụng ít tài khoản. Quản lý tại đơn vị mới dưng lại ở trình độ thấp với mô hình quản lý tập trung một cấp. Hình thức kế toán này cũng phù hợp với các đơn vị mà lao động kế toán ở trình độ thấp và đơn vị ít lao động kế toán đánh giá kpi
2. Đặc điểm và trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- Sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo từng tài khoản kế toán cả hai bên Nợ – Có) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất gọi là sổ “Nhật ký – Sổ Cái”. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Sổ “Nhật ký – Sổ Cái” gồm hai phần: phần “Nhật ký” và phần “Sổ cái”. học kế toán trực tuyến
Phần Nhật ký: ghi hàng ngày các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian “Ngày tháng” của chứng từ, cột “Ngày tháng ghi sổ” và cột “Số phát sinh” của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Phần “Sổ cái: được phản ánh cho cả hai bên Nợ và Có của từng tài khoản kế toán. Toàn bộ tài khoản mà đơn vị sử dụng sẽ được phản ánh ở cả phần sổ này. Phần này dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế (theo từng tài khoản kế toán) kỹ năng tìm kiếm việc làm
Thứ tự dòng | Ngày tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | Số phát sinh | TK | TK | TK | ||||
Số hiệu | Ngày tháng | Nợ | Có | Nợ | Có | Nợ | Có | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | … |
Số dư đầu năm
Số phát sinh tháng 1 …. |
|||||||||||
Cộng số phát sinh tháng
Số dư cuối tháng Cộng lũy kế từ đầu kỳ |
Ngày…tháng…năm
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bên cạnh số kế toán tổng hợp, trong hình thức này, kế toán còn sử dụng các sổ, thẻ kế toán chi tiết như: Sổ tài sản cố định, sổ chi tiết nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa; Thẻ kho (dùng ở kho vật liệu sản phẩm, hàng hóa…) học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội
Công tác ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ Cái có thể nêu khái quát theo trình tự như sau:
-Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý của chứng từ kế toán và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và Sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại, có cùng nội dung kinh tế như phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký – Sổ cái, được dùng để ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan như sổ ghi chi tiết vật tư sản phẩm, hàng hóa, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán… khóa học kế toán thuế
-Cuối tháng sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán vào Nhật ký – Sổ cái, tính ra số phát sinh trong kỳ (kỳ này là lũy kế từ đầu quý) và số dư cuối kỳ (cuối tháng, cuối quý) của từng tài khoản. Trên cơ sở đó, tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu trên Nhật ký – Sổ cái theo các quan hệ cân đối như sau:
Tổng số tiền của cột Phát sinh ở Sổ Nhật ký = Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các tài khoản = Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản học kế toán qua video
Tổng số dư Nợ của các tài khoản = Tổng số dư Có của các tài khoản học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm
-Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khóa sổ của các đối tượng lập Sổ tổng hợp chi tiết cho từng tài khoản. Số liệu trên Sổ (Bảng) tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký – Sổ cái
Số liệu trên Sổ Nhật ký – Sổ cái và trên Sổ (bảng) tổng hợp chi tiết sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu đảm bảo tính cân đối giữa công tác kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết sẽ được sử dụng để lập các báo cáo tài chính.
Nguồn: Kế toán Lê Ánh
>>Bài viết được quan tâm: Học kế toán thực hành ở đâu tốt
Không có bình luận