Tác dụng và hạn chế của Bảng cân đối kế toán
- By :
- Category : Lý thuyết nguyên lý kế toán
Bảng cân đối kế toán đã quá quen thuộc với tất cả các bạn đang học kế toán. Nhưng bạn có biết báo cáo này có tác dụng gì hay không? Bảng cân đối kế toán còn những hạn chế gì?. Dưới đây Nguyên lý kế toán sẽ chia sẻ cho các bạn bài viết tác dụng và hạn chế của Bảng cân đối kế toán
Tác dụng của bảng cân đối kế toán
– Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng liên quan, làm căn cứ cho việc đánh giá năng lực tài chính, tình hình sử dụng tài sản và khai thác nguồn vốn của đơn vị, từ đó đưa ra các quyết định thích hợp và hiệu quả
– Trên phương diện kinh tế, phần tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ tài sản đơn vị kế toán đang sử dụng và kiểm soát theo kết cấu nhất định. Đây là những thông tin đánh giá quy mô của đơn vị kế toán, tính phù hợp về kết cấu tài sản đối với từng đơn vị kế toán cụ thể
– Thông thường, tổng giá trị tài sản được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán có quan hệ tỷ lệ thuận với quy mô đơn vị kế toán mẫu 08 thông tư 95
– Đối với đơn vị thương mại, tổng giá trị của tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng thấp hơn với tỷ trọng của giá trị hàng tồn kho.
– Nếu tỷ lệ % của các khoản phải thu lớn thể hiện đơn vị kế toán bị chiếm dụng vốn nhiều và khả năng thu hồi nợ phải thu là không hiệu quả…
– Phần nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ tài sản được hình thành từ những nguồn nào, đánh giá kết cấu của nguồn vốn có phù hợp không, tình trạng tài chính của đơn vị kế toán có lành mạnh hay không.
– Nếu đơn vị kế toán có tỷ trọng nợ phải trả cao trong tổng số nguồn vốn thì đơn vị kế toán đó chiếm dụng vốn của đơn vị khác lớn, có thể tình trạng tài chính của nó không được lành mạnh, gây khó khăn cho việc mở rộng hoạt động do hạn chế thu hút vốn đầu tư từ chủ sở hữu cũng như các đơn vị, cá nhân cung cấp tín dụng.
– Sự kết hợp các thông tin được trình bày trên phần tài sản và phần nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán cho phép đánh giá tình hình tài chính của đơn vị trên nhiều khía cạnh khác nhau như khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh…
– Sự kết hợp các thông tin được trình bày trên Bảng cân đối kế toán với các thông tin kế toán được trình bày trên những báo cáo tài chính khác có thể đánh giá khả năng sinh lời, sử dụng tài sản của đơn vị có hiệu quả hay không.
Xem thêm: Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán
Hạn chế của bảng cân đối kế toán
Mặc dù cung cấp rất nhiều thông tin thích hợp cho các bên sử dụng liên quan, Bảng cân đối kế toán vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
– Việc sử dụng giá gốc để đánh giá các đối tượng kế toán dẫn đến các chỉ tiêu được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán không phản ánh giá trị của nó theo giá thị trường và hệ quả là bảng cân đối kế toán chưa thực sự phản ánh tình hình tài chính của đơn vị kế toán biểu thuế xuất khẩu
– Bảng cân đối kế toán cung cấp nhiều thông tin mang tính ước đoán, ví dụ giá trị còn lại của tài sản cố định, các khoản trích lập dự phòng, một số khoản chi phí trả trước hoặc chi phí phải trả…
– Mức ước tính mang tính chủ quan, nếu thiếu căn cứ khoa học và chịu ảnh hưởng của mục đích cá nhân vào việc cung cấp thông tin kế toán thì tính thích hợp và tính tin cậy của thông tin kế toán trên bảng cân đối kế toán sẽ bị giảm
– Bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh tình hình tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn của đơn vị kế toán tại một thời điểm hất định, chưa phản ánh sự vận động của tài sản trong quá trình tái sản xuất.
– Cuối cùng, rất nhiều thông tin quan trọng, ảnh hưởng đến tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán nhưng không được trình bày trên bảng cân đối kế toán do hạn chế của khái niệm thước đo tiền tệ trong việc tính giá.
Như vậy, qua bài viết trên đây của Nguyên lý kế toán các bạn đã biết được tác dụng và hạn chế của bảng cân đối kế toán rồi phải không. Mong rằng bài viết hữu ích với các bạn.
Xem thêm: Tính cân đối và tổng hợp của bảng cân đối kế toán
Tags:
- https://nguyenlyketoan net/tac-dung-va-han-che-cua-bang-can-doi-ke-toan/
Không có bình luận