Nguyên tắc tính giá

nguyen-tac-tinh-gia
Lý thuyết nguyên lý kế toán

Tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.  Vậy có những nguyên tắc tính giá nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về vấn đề này.

>>> Xem thêmPhương pháp tính giá là gì

1. Xác định đối tượng tính giá phù hợp

Đối tượng tính giá cần phải phù hợp với đối tượng mua, sản xuất, tiêu thụ. Đối tượng tính giá có thể là vật tư, hàng hóa, tài sản mua vào, sản phẩm, dịch vụ… chuyên viên c&b

Tùy theo yêu cầu quản lý và nhu cầu về thông tin kế toán mà đối tượng tính giá có thể được mở rộng hoặc thu hẹp

2.Phân loại chi phí một cách hợp lý

– Chi phí là bộ phận cơ bản cấu tạo nên giá của tài sản. Có nhiều loại chi phí khác nhau nên cần phải phân loại chi phí một cách hợp lý để có thể tính giá một cách chính xác. Nói cách khác, để có thể tính giá tài sản chính xác, cần xác định được các loại chi phí cấu thành nên giá trị của tài sản đó.

Có một số cách phân loại chi phí dựa trên các căn cứ cơ bản sau: lớp kế toán tổng hợp

+ Chi phí thu mua: bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc thua mua vật tư, tài sản, hàng hóa như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, bến bãi, lương nhân viên thu mua, hao hụt trong định mức, chi phí lắp đặt, chạy thử…

+ Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao gói…

+ Chi phí sản xuất:  là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất. Thuộc chi phí sản xuất có: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. học kế toán tổng hợp

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ các chi phí các doanh nghiệp đã bỏ ra nhằm duy trì việc tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động chung của toàn doanh nghiệp: chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm phục vụ công tác quản lý DN.. khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

  • Căn cứ trên quan hệ đối với khối lượng sản phẩm sản xuất

+ Biến phí: là các chi phí có tổng số biến đổi tỉ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất

+ Định phí: là các chi phí có tổng số không thay đổi khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi trong phạm vi công suất thiết kế.

3.Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp

Đối với những khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tính giá nhưng không thể tách riêng cho từng đối tượng, kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí đó cho từng đối tượng theo các tiêu thức phân bổ thích hợp sao cho gần sát với mức tiêu hao thực tế nhất. trung tâm đào tạo thực hành lê ánh

Công thức phân bổ chi phí

CF phân bổ Tổng CF từng loại cần phân bổ Tổng tiêu thức
cho từng đối =                 x phân bổ của từng
tượng Tổng tiêu thức phân bổ của đối tượng
tất cả đối tượng

Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà kế toán lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp (có thể dựa trên mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng tính giá)

Chúc bạn thành công.

>>Bài viết được quan tâmHọc kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội và tphcm

5/5 - (1 bình chọn)
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lý thuyết nguyên lý kế toán
Nguyên Lý Kế Toán Là Gì? Tóm Tắt Kiến Thức Nguyên Lý Kế Toán

Nguyên lý kế toán là nền tảng quan trọng trong việc quản lý và ghi chép các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đây là môn học cơ bản mà bất kỳ ai theo đuổi lĩnh vực kinh tế, tài chính, hay kế toán kiểm toán đều phải nắm …

Sách nguyên lý kế toán ứng dụng - Kế toán Lê Ánh
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Review Sách Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng Kế Toán Lê Ánh

Cuốn sách “Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng” là một tài liệu hữu ích dành cho những ai muốn nắm vững kiến thức kế toán từ cơ bản đến nâng cao. Được biên soạn bởi TS. Lê Ánh (CEO trung tâm kế toán Lê Ánh), một chuyên gia uy tín …

Đối tượng kế toán là gì
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Cách Xác Định Đối Tượng Kế Toán

Trong lĩnh vực kế toán, việc xác định đối tượng kế toán đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình ghi nhận, phân loại và báo cáo các thông tin tài chính của một tổ chức. Quá trình xác định đối …