Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán

Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán
Lý thuyết nguyên lý kế toán

Ngay từ những buổi đầu học kế toán các bạn đã được học về các tài khoản kế toán, sau nữa là ghi nhận vào bảng cân đối kế toán. Bạn có biết mối quan hệ giữa chúng là gì không? Nguyên lý kế toán sẽ giúp các bạn hiểu được mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán chi tiết qua bài viết dưới đây

Có thể bạn quan tâm: Học nguyên lý kế toán ở đâu tốt

Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán

Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán

Nếu xét về công dụng thì bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán có vai trò hoàn toàn khác nhau trong công tác kế toán, tuy nhiên 02 yếu tố này không hoàn toàn độc lập với nhau khi kế toán thực hiện nội dung công việc của mình

Trước hết cả bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán đều được sử dụng để phản ánh về đối tượng kế toán, tuy nhiên:

  • Đối với bảng cân đối kế toán đối tượng kế toán chỉ bao gồm tài sản của đơn vị và giá trị phản ánh tại một thời điểm
  • Trong khi đó với tài khoản kế toán cũng là phản ánh đối tượng kế toán nhưng tài khoản gồm những loại phản ánh về tài sản và cả sự vận động của tài sản (tài khoản doanh thu, tài khoản chi phí…) nội dung tài khoản phản ánh về từng đối tượng cũng bám sát theo từng nghiệp vụ kinh tế do vậy số liệu trong tài khoản vừa mang tính thời điểm (thể hiện ở số dư của tài khoản) nhưng cũng đồng thời mang cả đặc tính thời kỳ (thể hiện ở số phát sinh). diễn đàn kế toán doanh nghiệp

Điểm khác biệt nữa giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán đó là mức độ thông tin khi phản ánh đối tượng

Trong bảng cân đối kế toán các chỉ tiêu phản ánh về đối tượng là ở góc độ khái quát còn với hệ thống tài khoản thì khả năng phản ánh sẽ cụ thể, chi tiết hơn thể hiện là tài khoản kế toán không chỉ có tài khoản tổng hợp mà còn có những tài khoản chi tiết đi kèm nếu có nhu cầu chi tiết hóa thông tin.

Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tại một đơn vị kế toán khi mới đi vào hoạt động (hay bắt đầu kỳ kế toán mới) thì căn cứ để kế toán ghi số dư đầu kỳ vào các tài khoản đó là bảng cân đối kế toán.

Từ số dư này trong kỳ kế toán sẽ cập nhật nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào trong tài khoản kế toán, đến cuối kỳ kế toán sẽ xác định số dư của từng tài khoản. Số dư của các tài khoản ở thời điểm cuối kỳ là căn cứ để kế toán lập bảng cân đối kế toán mới.

Như vậy trên đây Nguyên lý kế toán đã giúp các bạn nắm được mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với các bạn!

Tham khảo thêm các kiến thức về nguyên lý kế toán dưới đây:

Rate this post

Tags:

  • https://nguyenlyketoan net/moi-quan-he-giua-bang-can-doi-ke-toan-va-tai-khoan-ke-toan/
Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạch toán nhập kho thành phẩm theo Thông tư 200
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Hạch Toán Nhập Kho Thành Phẩm Theo Thông Tư 200 và 133

Hạch toán nhập kho thành phẩm là nghiệp vụ quen thuộc đối với kế toán sản xuất doanh nghiệp hoặc đối với những doanh nghiệp nhập kho thành phẩm về để kinh doanh, buôn bán. Thành phẩm là sản phẩm do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản …

Hạch toán hàng khuyến mại
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Hướng Dẫn Hạch Toán Hàng Khuyến Mại Theo Thông Tư 200 và 133

Hạch toán hàng khuyến mại là nghiệp vụ thường xuyên gặp ở vị trí kế toán sản xuất, kế toán kho nhưng nếu chưa có kinh nghiệm sẽ có chút lúng túng khi gặp phải. Vậy hạch toán hàng khuyến mãi như thế nào theo đúng quy định của pháp …

Lý thuyết nguyên lý kế toán
Cách Hạch Toán Doanh Thu Bán Hàng Theo Thông Tư 200

Hạch toán doanh thu bán hàng là công việc kế toán viên sẽ thực hiện và cuối mỗi kỳ sẽ trình lên giám đốc, ban quản trị để từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá khách quan năng lực kinh doanh của mình và đưa ra những quyết định …