Kế toán giá thành công trình xây dựng
- By :
- Category : Lý thuyết nguyên lý kế toán, Tổng hợp
Đối với các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, giá thành là chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng, quyết định đến kết quả thi công và ảnh hướng tới chi phí của Doanh nghiệp. Do đó, nắm rõ các công việc kế toán xây dựng phải làm cách hạch toán chính xác, đúng đắn và kịp thời giá thành là điều quan trọng hơn cả để doanh nghiệp nắm bắt được tình hình một cách nhanh chóng. cách xóa các dữ liệu trùng nhau trong excel
Bài viết sau Nguyên lý kế toán tìm hiểu và chia sẻ đến bạn đọc chi tiết về Kế toán giá thành công trình xây dựng và quy trình hạch toán.
I. Giá thành công trình xây dựng là gì? Nhiệm vụ của kế toàn giá thành công trình xây dựng
1. Giá thành công trình xây dựng là gì?
Giá thành công trình là toàn bộ chi phí chi ra như: chi phí nguyên liệu, chi phí máy thi công, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, tính bằng tiền để hoàn thành một hạng mục công trình hay một công trình hoàn thành toàn bộ lớp học quản lý nhân sự
Giá thành công trình xây dựng được chia thành 3 loại như sau:
– Giá thành kế hoạch
Đây là giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng kế hoạch và được tính theo công thức:
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán công tác xây lắp – Mức hạ giá thành kế hoạch.
– Giá thành dự toán
Được xác định trước khi bắt đầu công trình và theo công thức:
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán của từng công trình, hạng mục công trình – Lãi định mức.
Trong đó: Lãi định mức là số phần trăm trên giá thành xây lắp do nhà nước quy định đối với từng loại xây lắp khác nhau, từng sản phẩm xây lắp cụ thể.
Giá thành dự toán là hạn mức chi phí cao nhất mà đơn vị có thể chi ra để đảm bảo có lãi, là tiêu chuẩn để đơn vị xây lắp phấn đấu hạ giá thành thực tế và là căn cứ để chủ đầu tư thanh toán cho doanh nghiệp khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu. hành chính nhân sự
– Giá thành thực tế
Sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phí sản xuất thực tế mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây dựng nhất định.
Nó được xác định theo số liệu kế toán cung cấp và giá thành thực tế không bao gồm những chi phí thực tế phát sinh như: mất mát, hao hụt vật tư…do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp.
2. Nhiệm vụ của kế toán giá thành công trình xây dựng
Để doanh nghiệp phát triển ổn định và lâu dài thì kế toán doanh nghiệp phải xác định rõ nhiệm vụ chính và thiết yếu của mình trong quá trình tổ chức kế toán giá thành, nhận thức được vai trò của nó trong toàn bộ hệ thống kế toán của công ty và mối liên hệ mật thiết với các bộ phận kế toán khác có liên quan.
Nhiệm vụ của người làm kế toán giá thành công trình bao gồm: dien dan ke toan
– Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng giá thành sản phẩm sao cho phù hợp với những đặc thù của doanh nghiệp, công ty và các yêu cầu của công tác quản lý.
– Vận dụng các phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp.
– Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
– Xác định giá thành thực tế của các loại sản phẩm đã hoàn thành, các loại sản phẩm còn dở dang, tiến hành tổng kết kết quả hạch toán theo từng đơn vị, từng nhóm. Ngoài ra, tiến hành kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm.
– Lập các báo cáo cần thiết về giá thành sản phẩm. khóa học quản trị nhân sự
– Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để hạ giá thành sản phẩm xuống thấp nếu có thể.
II. Quy trình hạch toán
Đối tượng tính giá thành công trình sẽ bao gồm:
1. Giá thành chi tiết
Một công trình thường chia thành nhiều hạng mục, gói thầu, công trình con. Việc tính giá thành có thể được tính theo giá thành chi tiết và tổng hợp lên giá thành công trình mẹ.
– Theo công trình: Giá thành chỉ phát sinh 1 lần, không lặp lại.
– Nguyên vật liệu: Thường được nhập mua và xuất thẳng cho công trình (thường ít qua kho). Nguyên vật liệu cũng có thể được điều chuyển giữa các công trình.
– Các chi phí NC, Máy thi công, thầu phụ, chi phí chung, chi phí thuê ngoài: Tùy theo công việc cụ thể phát sinh thì các chi phí này có thể chỉ đích danh theo công trình hoặc phân bổ cho các công trình. Việc phân bổ thường dựa theo yếu tố chi phí NVL.
2. Bảng dự toán công trình
Khi thầu thi công công trình thì sẽ phát sinh bảng dự toán cho công trình và thường phải lập báo cáo so sánh giữa giá thành dự toán và chi phí thực tế.
– Thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh
Các dự án thi công ngoại tỉnh ( giá trị >=1 tỷ ) thì sẽ phát sinh thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh.
– Chi phí dở dang
Tập hợp ở TK 154 và kết chuyển sang 632.
– Xác định lỗ lãi
Phân bổ chi phí Bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp theo công trình để xác định kết quả kinh doanh theo công trình.
– Lãi vay ngân hàng
Các công ty xây dựng hầu hết sẽ phát sinh các khoản vay ngân hàng để phục vụ thi công. Các khoản vay này sẽ cấp cho các tổ đội thi công dưới dạng tạm ứng công trình. Một số đơn vị cần theo dõi khoản lãi vay này theo tổ đội thi công.
– Xác định lỗ lãi
Phân bổ chi phí Bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp theo công trình để xác định kết quả kinh doanh theo công trình.
III. Phương pháp hạch toán về giá thành công trình xây dựng
1. Tập hợp chi phí đối với công ty xây dựng.
2. Kết chuyển chi phí đối với công trình xây dựng
2.1 Theo thông tư 133
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Có TK 1542: Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 1543: Chi phí sử dụng máy thi công.
Có TK 1547: Chi phí chung như chi phí phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí lán trại…
2.2. Theo thông tư 200
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp.
Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công công trình.
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung.
3. Tính giá thành
Tham khảo khóa học nguyên lý kế toán để nắm chắc nền tảng cốt lõi của kế toán
Giá thành tổng hợp Z= D1+ Tổng chi phí phát sinh trong kỳ – D2
Trong đó:
D1: Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ (dư Nợ TK 154 đầu kỳ) Tổng chi phí phát sinh = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung.
D2: Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ (dư Nợ TK 154 cuối kỳ).
3.1. Ví dụ về tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây dựng
Tại Cty A trong năm X có các số liệu sau:
– Chi phí dở dang đầu kỳ công trình D1: 20.000.000đ.
– Trong năm tiếp tục bỏ chi phí ra thi công công trình cụ thể:
Chi phí NVL trực tiếp sau khi tập hợp là 150.000.000đ.
Chi phí nhân công trực tiếp sau khi tập hợp là 70.000.000đ.
Chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp là 50.000.000đ.
Chi phí máy thi công tập hợp được là: 30.000.000đ.
– Sau giai đoạn 2 công trình nghiệm thu hoàn thành có giá trị là: 224.000.000đ.
– Chi phí dở dang cuối kỳ D2 được định giá: 96.000.000đ.
*Yêu cầu: Tính giá thành giai đoạn nghiệm thu công trình
* Đáp án của ví dụ
– Tính giá thành sản phẩm:
Tổng hợp chi phí = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung + Chi phí sử dụng máy thi công.
Tức tổng hợp chi phí = 150.000.000 + 70.000.000 + 50.000.000 + 30.000.000 = 300.000.000đ
– Giá thành công trình giai đoạn đã nghiệm thu xuất hóa đơn.
Z = D1+ Tổng chi phí phát sinh – D2= 20.000.000 + 300.000.000 – 96.000.000 = 224.000.000đ
Theo thông tư 133:
Nợ TK 154: 300.000.000đ.
Có TK 1541: 150.000.000đ.
Có TK 1542: 70.000.000đ.
Có TK 1547: 50.000.000đ.
Có TK 1543: 30.000.000đ
Theo thông tư 200:
Nợ TK 154: 300.000.000đ.
Có TK 621: 150.000.000đ.
Có TK 622: 70.000.000đ.
Có TK 627: 50.000.000đ.
Có TK 623: 30.000.000đ.
3.2. Nghiệm thu công trình
Sau khi tính giá thành giai đoạn hoàn thành công trình giai đoạn 2
Nợ TK 632: Giá thành công trình.
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Với ví dụ trên giá trị công trình hoàn thành xuất hóa đơn có giá vốn:
Nợ TK 632: 224.000.000đ.
Có TK 154: 224.000.000đ.
Sau một thời gian thi công, có những công trình chỉ xuất hóa đơn một lần sau khi kết thúc công trình đó còn có những công trình có thể nghiệm thu theo từng giai đoạn hoàn thành và xuất hóa đơn theo từng giai đoạn thi công.
4. Xuất hóa đơn cho công trình hoàn thành hoặc hoàn thành từng giai đoạn
4.1. TK sử dụng
TK 131: Phải thu của khách hàng (trong tường hợp khách hàng chưa thanh toán tiền).
TK 5112: doanh thu bán thành phẩm.
TK 3331: Thuế GTGT hàng bán ra.
TK 632: Giá vốn hàng bán.
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
4.2. Cách định khoản
Bán hàng có 2 bút toán phản ánh giá vốn và bút toán phản ánh doanh thu
– Phản ánh doanh thu
Nợ TK 131: Nếu KH chua thanh toán.
Có TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm.
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra.
– Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632: Giá vốn xuất bán.
Có TK 154: Trị giá thành phẩm.
Ví dụ: Với ví dụ trên sau khi nghiệm thu công trình giai đoạn 2 xuất hóa đơn, với giá thành công trình nghiệm thu được: 224.000.000đ, lãi 5% công trình.
– BT1: Phản ánh doanh thu
Nợ TK 111: 258.720.000đ TK 5112: 235.200.000đ.
Có TK 3331: 23.520.000đ.
– BT2: Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632: 224.000.000đ.
Có TK 154: 224.000.000đ.
Nguồn: Misa
Để làm được kế toán thì bạn cần phải nắm chắc phần nguyên lý kế toán. Các bạn có nhu cầu học thêm nguyên lý kế toán có thể tham khảo bài viết Khoá học Nguyên lý kế toán online để lựa chọn được địa chỉ học uy tín
>>> Xem thêm: Cách định khoản tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Tags:
- https://nguyenlyketoan net/ke-toan-gia-thanh-cong-trinh-xay-dung/
Không có bình luận