Hướng Dẫn Hạch Toán Tiền Chậm Nộp Thuế – Nguyên Lý Kế Toán
- By :
- Category : Hệ thống tài khoản kế toán
Trong quá trình quyết toán thuế có nhiều lúc bị chậm nộp thuế do nhiều yếu tố. Lúc này cần phải tiến thành hạch toán thuế nộp chậm.
Vậy trong bài viết này Nguyên lý kế toán sẽ hướng dẫn cách hạch toán thuế nộp chậm mọi người cũng theo dõi nhé!
♥ Học kế toán thực hành ở đâu tốt
I TẠI SAO DOANH NGHIỆP BỊ PHẠT CHẬM NỘP THUẾ
Theo quy định tại Điều 59 Luật quản lý Thuế 2019 quy định về việc xử lý đối với trường hợp chậm nộp thuế, quy định rõ cách thức xác định tiền chậm nộp, các trường hợp được coi là chậm nộp tiền thuế và các trường hợp không phải chậm nộp thuế.
Phải nộp phạt tiền nộp chậm thuế trong trường hợp sau đây:
- Chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;
- Khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộphoặc cơ quan có thẩm quyền phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm. Thời gian tính tiền chậm nộp là kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
- Khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trảhoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế được hoàn nay phải thu hồi. Thời gian tính tiền chậm nộp kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước.
Để tránh bị phạt chậm nộp thuế, kế toán cần lưu ý lịch nộp thuế hàng tháng/quý/năm. Ngoài ra, một số loại phần mềm kế toán tiên tiến như MISA SME, MISA AMIS Kế Toán đã có tính năng nhắc nhở hạn kê khai, nộp thuế, đồng thời cung cấp các tính năng tổng hợp lập tờ khai tự động cho kế toán thuế.
Kế toán cần lưu ý lịch nộp thuế hàng tháng/quý/năm để tránh bị nộp phạt
II HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN TIỀN CHẬM NỘP THUẾ
Quy định về việc chậm nộ thuế được pháp luật quy định rất rõ ràng như sau:
1 Thời gian và mức tiền chậm nộp thuế
- Thời hạn nộp tiền thuế:
Theo Khoản 1, Điều 55 của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định: “Trường hợp để hạch toán tiền chậm nộp thuế người chậm nộp thuế người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.”
Nếu quá các mốc thời gian này, doanh nghiệp bị coi là nộp chậm và phải tính cũng như hạch toán tiền chậm nộp thuế
- Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp thuế:
Theo Khoản 2, Điều 59 của Luật này quy định mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp như sau:
Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế | = | Số tiền thuế nộp chậm | x | 0.03 | x | Số ngày chậm nộp thuế |
Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Do tờ khai bổ sung ảnh hưởng đến chỉ tiêu [40] nên doanh nghiệp phải nộp bổ sung số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước, thay đổi không làm ảnh hưởng đến tờ khai thuế của kỳ tiếp theo nên không phải ghi số tiền bổ sung, điều chỉnh vào chỉ tiêu [37], [38] của tờ khai thuế của kỳ tiếp theo.
- Tính tiền chậm nộp:
Công thức tính tiền chậm nộp:
Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế | = | Số tiền thuế nộp chậm | x | 0.03 | x | Số ngày chậm nộp thuế |
Áp dụng theo quy định ở trên thì tờ khai thuế GTGT bổ sung quý 1 thuộc kỳ thuế quý 1 có thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 31/07/2020, đây cũng là thời hạn nộp tiền thuế GTGT của quý 1.
Số ngày chậm tính từ ngày tiếp sau thời hạn là ngày 01/08/2020 đến ngày lập hồ sơ khai thuế bổ sung (ngày 21/10/2020).
Số ngày chậm nộp = (1/8 đến 31/08) +(1/09 đến 30/09) + (1/10 đến 21/10)
Số ngày chậm nộp = 31 + 30 + 21 = 82 ngày.
- Tính số tiền chậm nộp:
Số tiền chậm nộp phát sinh theo tờ khai bổ sung là: 10.000.000đ
- Tính số tiền phạt chậm nộp
Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế | = | 10.000.000 | x | 0.03 | x | 82 | = | 246.000 |
2 Hạch toán tiền chậm nộp thuế
Tiền chậm nộp thuế được hạch toán vào tài khoản 811 – chi phí khác do đây cũng là một khoản chi của doanh nghiệp.
Tuy nhiên theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.36 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, tiền chậm nộp thuế là một khoản phạt về vi phạm hành chính, do đó sẽ không được coi là chi phí được trừ hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp. Do đó, kế toán cần loại bỏ chi phí này để tính số thuế TNDN phải nộp chính xác
Ngoài tiền chậm nộp thuế, tiền chậm nộp BHXH cũng được hạch toán vào tài khoản chi phí khác và không được coi là chi phí tính thuế TNDN
- Khi DN nhận được quyết định xử lý nộp thuế chậm, kế toán hạch toán:
Nợ TK 811: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm
Có TK 3339: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm.
- DN nộp tiền phạt nộp thuế chậm vào Ngân sách nhà nước, hạch toán:
Nợ TK 3339: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm
Có các TK 111, 112: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm
Cuối kỳ thực hiện bút toán kết chuyển tiền chậm nộp thuế:
Nợ TK 911
Có TK 811
Trên đây là những chia sẽ hữu ích về Hướng dẫn cách hạch toán tiền chậm nộp thuế. Để có thêm nhiều kiến thức thực tế liên quan đến các lĩnh vực về thuế bạn có thể tham gia Khóa học Kế toán thuế chuyên sâu. Tại khóa học này sẽ có nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn có kinh nghiệm làm nghề thực tế mà không tốn qua nhiều thời gian đào tạo
Xem thêm:
♥ Hướng dẫn Hạch Toán Thuế TNDN
♥ Hạch toán chiết khấu thương mại – giảm giá hàng bán
♥ Hướng dẫn Hạch toán thanh lý tài sản cố định
♥ Hướng dẫn hạch toán lệ phí môn bài
♥ Hướng dẫn hạch tóan tiền thuế bị trả lại theo thông tư 200
Nguyên lý kế toán chúc bạn thành công!
Không có bình luận