Hướng Dẫn Hạch Toán Thuế TNDN – Nguyên Lý Kế Toán

Hạch toán thuế TNDN
Lý thuyết nguyên lý kế toán

Hạch toán thuế TNDN có vai trò rất quan trọng đối với nước nhà. Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ mà mà doanh nghiệp cần phải thực hiện.

Vậy làm thế nào để Hạch toán thuế TNCN đúng theo quy định của pháp luật hãy cùng Nguyên lý kế toán tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tốt tại Hà Nội, TP. HCM?

Thuế TNDN là gì?

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật và  doạnh ngiệp phải hạch toán thuế TNDN

Những ai phải hạch toán thuế TNDN

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN, người phải hạch toán thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế hay gọi chung là doanh nghiệp bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
  • Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.


Theo quy định được ghi rõ trong luật thuế Việt Nam, tỷ lệ thuế suất sẽ dựa trên tài sản thu nhập hoặc tài sản chịu thuế. Thông thường, mức thuế suất để hạch toán thuế TNDN hiện nay là 20% trừ một số trường hợp đặc biệt sau:

  • Doanh nghiệp hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí chịu mức thuế suất từ 32% đến 50%.
  • Doanh nghiệp hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm như vàng, bạc, bạch kim… sẽ chịu mức thuế 50%. Trong trường hợp địa hình khai thác có 70% diện tích là khó khăn thì sẽ được giảm mức thuế suất xuống 40%.
  • Một số doanh nghiệp nằm trong quy định tại điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính sẽ được hưởng mức thuế từ 10-20% nhằm khuyến khích hoạt động.

Công thức tính thuế TNDN

Để hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần nắm rõ công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế x Thuế suất Thuế TNDN
Trong đó:

Doanh thu tính thuế = Doanh thu chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ kết chuyển)

Doanh thu chịu thuế = Tổng doanh thu – Chi phí được trừ.

Tổng doanh thu được tính từ tổng tất cả các nguồn thu nhập mà doanh nghiệp có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh… mà doanh nghiệp đã nhận được hoặc chưa nhận được.

Các khoản lỗ liên kết là những khoản do doanh nghiệp tự chọn để bù vào khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí được trừ là các khoản chi phát sinh dựa theo các quy định hạch toán thuế TNDN đã được ban hành.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sẽ được miễn thuế đối với phần trích ra để lập quỹ nghiên cứu, phát triển tài năng. Do vậy, cách hạch toán thuế TNDN đối với những tổ chức kinh doanh loại hình này như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu tính thuế – Quỹ khoa phát triển KH&CN) x Thuế suất Thuế TNDN.

Cách hạch toán thuế TNDN

Hạch toán thuế TNDN

Để tiến hành hạch toán thuế TNDN, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ cả về mặt thành phần lẫn số lượng.

Với tổ chức, doanh nghiệp xác định được thu nhập tính thuế TNDN

  • Theo quy định tại Điều 16, Thông tư 151/2014/TT-BTC, hồ sơ quyết toán thuế TNDN sẽ gồm những giấy tờ sau:
    Báo cáo tài chính năm
  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN

Một số phụ lục kèm theo tờ khai (nếu có):

  • Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN
  • Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN
  • Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Mẫu số 03-3A/TNDN, Mẫu số 03-3B/TNDN, Mẫu số 03-3C/TNDN….
  • Phụ lục số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN-Phụ lục thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS theo mẫu số 03-5/TNDN
  • Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) theo mẫu số 03-6/TNDN
  • Phụ lục thông tin về giao dịch liên kết (nếu có) theo mẫu 03-7/TNDN
  • Phụ lục tính nộp thuế TNDN của doanh nghiệp có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc TW khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) theo mẫu số 03-8/TNDN.
    Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư ở nước ngoài, cần bổ sung thêm các hồ sơ, tài liệu theo hướng dẫn của BTC về thuế TNDN.

Với tổ chức, doanh nghiệp kê khai, hạch toán thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu

Đối với đối tượng này, Khoản 5 của Điều 16 quy định:

Doanh nghiệp, tổ chức thuộc trường hợp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ khi khai hạch toán thuế TNDN theo năm sẽ theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.

Doanh nghiệp, tổ chức thuộc trường hợp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không phát sinh thường xuyên hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sẽ kê khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh theo mẫu số 04/TNDN và không phải khai quyết toán năm.

Nơi nộp hồ sơ hạch toán thuế TNDN

Về nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN, theo quy định tại Điều 16, Thông tư 151/2014/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Theo đó:

  • Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập: nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế có đơn vị trực hạch toán phụ thuộc: khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.

Thời hạn hạch toán thuế TNDN

Về thời hạn quyết toán thuế TNDN, Luật quản lý thuế hiện hành quy định cụ thể như sau: Thời hạn nộp thuế muộn nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế.

Nếu tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế năm 2021 thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên:

  • Doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán.
  • Thời hạn nộp sẽ tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý IV của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Đối với số thuế TNDN tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định: Doanh nghiệp tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Quy trình, thủ tục khai hạch toán thuế TNDN

Trình tự thực hiện thủ tục hạch toán thuế TNDN như sau:

Bước 1: Lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế

Doanh nghiệp thuộc diện quyết toán thuế TNDN cần lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế trong thời hạn quy định.

Về thời hạn cụ thể, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 có quy định về thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN như sau:

  • Doanh nghiệp có năm tài chính trùng năm dương lịch: Hạn nộp hồ sơ chậm nhất sẽ là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 tính từ ngày kết thúc năm dương lịch. Cụ thể là ngày 31/03/2022.
  • Doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch: Muộn nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 tính từ ngày kết thúc năm tài chính.
  • Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó.

Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận

Hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế:

  • Công chức thuế tiếp nhận, đóng dấu tiếp nhận hồ sơ
  • Ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ
  • Ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

Hồ sơ được gửi qua đường bưu chính:

  • Công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ
  • Ghi vào số văn thư của cơ quan thuế.

Trên đây là những chia sẽ hữu ích về Hướng dẫn cách hạch toán thuế TNDN. Để có thêm nhiều kiến thức thực tế liên quan đến các lĩnh vực về thuế bạn có thể tham gia Khóa học Kế toán thuế chuyên sâuTại khóa học này sẽ có nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn có kinh nghiệm làm nghề thực tế mà không tốn qua nhiều thời gian đào tạo

>>> Có thể bạn quan tâm:

 Quy định về sổ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp

Nội dung và trình tự kế toán bán hàng

Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp

Bài tập kế toán hành chính sự nghiệp – có lời giải

Hướng dẫn hạch toán lệ phí môn bài

Nguyên lý kế toán chúc bạn thành công!

Rate this post
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lý thuyết nguyên lý kế toán
Nguyên Lý Kế Toán Là Gì? Tóm Tắt Kiến Thức Nguyên Lý Kế Toán

Nguyên lý kế toán là nền tảng quan trọng trong việc quản lý và ghi chép các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đây là môn học cơ bản mà bất kỳ ai theo đuổi lĩnh vực kinh tế, tài chính, hay kế toán kiểm toán đều phải nắm …

Sách nguyên lý kế toán ứng dụng - Kế toán Lê Ánh
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Review Sách Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng Kế Toán Lê Ánh

Cuốn sách “Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng” là một tài liệu hữu ích dành cho những ai muốn nắm vững kiến thức kế toán từ cơ bản đến nâng cao. Được biên soạn bởi TS. Lê Ánh (CEO trung tâm kế toán Lê Ánh), một chuyên gia uy tín …

Đối tượng kế toán là gì
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Cách Xác Định Đối Tượng Kế Toán

Trong lĩnh vực kế toán, việc xác định đối tượng kế toán đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình ghi nhận, phân loại và báo cáo các thông tin tài chính của một tổ chức. Quá trình xác định đối …