Hạch Toán Điều Chỉnh Giảm Thuế GTGT Được Khấu Trừ Sau Quyết Toán

Hệ thống tài khoản kế toán

Hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ sau quyết toán là công việc mà kế toán cần chú ý đến. Vậy quy định về hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ sau quyết toán của nguyenlyketoan dưới đây nhé

>>>Tham khảo ngay: Học kế toán thực hành ở đâu tốt tại Hà Nội và Tphcm

1.Hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khi phát hiện sai sót trong quá trình kê khai thuế phải thực hiện kê khai bổ sung để đảm bảo đúng số thuế GTGT phải nộp. Ngoài ra, kế toán phải hạch toán lại để đảm bảo số liệu trên phần mềm khớp với số liệu kê khai thuế

Khi sai sót và cần phải điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ thì kế toán cần đưa ra hạch toán chính xác. Kế toán có thể chia hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT thành các trường hợp

Trường hợp 1: Kế toán sai sót trong khi nhập tờ khai thuế thì điều chỉnh giảm thuế GTGT như thế nào

Kế toán thực hiện kê khai điều chỉnh lại tờ khai thuế và không hạch toán lại

Trường hợp 2: Phát hiện hóa đơn bị sai về thành tiền, số lượng… thì điều chỉnh giảm thuế GTGT như thế nào

Trong trường hợp này, giảm thuế GTGT được khấu trừ đồng nghĩa với giảm số tiền phải trả người bán, do đó phải ghi nợ TK 331.

Trong trường hợp hóa đơn bị sai số thuế GTGT đầu vào mà chi phí mua vào hay số thuế GTGT đầu vào không bị sai thì ghi: 

Nợ TK 331

Có TK 1331

Khi hóa đơn hàng hóa mua hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản đầu vào bị sai sót cả về số lượng, giá bán, thành tiền dẫn đến sai giá trị, kế toán phải hạch toán điều chỉnh lại giá trị của các khoản mục này.

+Với hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ còn trong kho, kế toán ghi:

Nợ TK 331

Có TK 156, 211,….

Có TK 1331

+Với hàng đã bán, kế toán ghi giảm giá vốn hàng bán:

Nợ Tk 331

Có TK 632

Có TK 1331

+Với dịch vụ mua trực tiếp được hạch toán làm chi phí, hoặc các NVL, CCDC đã xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 331

Có TK 154, 641, 642, 627, 622…

Có TK 1331

Kế toán cần xác định số thuế GTGT phải nộp hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau.

Trường hợp 3: điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ do khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện khấu trừ thuế gtgt đầu vào

Nếu giảm thuế GTGT được khấu trừ làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, ghi:

Nợ TK 811

Có TK 1331

Nếu giảm thuế GTGT được khấu trừ làm tăng số thuế GTGT phải nộp, ghi:

Nợ TK 811

Có TK 3331

2.Điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ cần những giấy tờ gì

Hồ sơ khai bổ sung hay hồ sơ điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ thường bao gồm các loại giấy tờ:

  • Tờ khai thuế của kỳ phát sinh sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh
  • Biên bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh theo đúng mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC
  • Tài liệu kèm theo để giải thích số liệu trong biên bản giải trình kê khai bổ sung, điều chỉnh.

Một số ví dụ về điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ

Trường hợp sai sót ở hóa đơn đầu vào, kế toán sẽ kê khai bổ sung vào mọi thời điểm sau khi phát hiện sai sót và trước khi cơ quan thuế kiểm tra

Ví dụ:

Tại kỳ thuế quý II năm 2021, doanh nghiệp A có 1 hóa đơn chưa kê khai thuế vào kỳ thuế quý I năm 2021 thì doanh nghiệp thực hiện kê khai hóa đơn đó vào quý hiện tại

Trường hợp hóa đơn đầu ra có sai sót, kế toán phải kê khai bổ sung tại kỳ xuất hiện sai sót và nộp tiền chậm nộp trên số thuế khai

Ví dụ:

Tại kỳ thuế II của năm 2021, doanh nghiệp A phát hiện thiếu 1 hóa đơn chưa kê khai vào kỳ thuế I năm 2021 thì doanh nghiệp kê khai bổ sung điều chỉnh lại tờ khai thuế GTGT của quý I năm 2021

Tờ khai thuế giá trị gia tăng kỳ khai thuế hiện tại luôn phải lấy theo số dư cuối kỳ (Chỉ tiêu 43) của tờ khai chính thức kỳ khai thuế liền kề phía trước và thực hiện điều chỉnh (nếu có).

-Lưu ý: Với loại thuế có kỳ quyết toán năm người nộp thuế sẽ căn cứ từng trường hợp để xử lý:

+ Nếu trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế có thể khai thuế bổ sung vào tờ khai thuế tạm nộp của tháng hay quý có sai sót; đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

+ Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế chỉ cần khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế theo năm là được.

+ Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số tiền thuế phải nộp, nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì người nộp thuế cần khai bổ sung hồ sơ khai tháng hay quý và tính lại tiền chậm nộp (nếu có).

Trên đây là cách hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn đọc

>>>Xem thêm:

Hạch Toán Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương

Hướng Dẫn Hạch Toán Thuế GTGT Hàng Nhập Khẩu

Hướng Dẫn Hạch Toán Tiền Chậm Nộp Thuế – Nguyên Lý Kế Toán

Hướng Dẫn Hạch Toán Lệ Phí Môn Bài – Nguyên Lý Kế Toán

Hướng Dẫn Hạch Toán Thanh Lý Tài Sản Cố Định

5/5 - (1 bình chọn)
Không có bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống tài khoản kế toán
Hạch Toán Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương

  Hàng tháng, doanh nghiệp phải tính lương và trả lương cho người lao động. Hạch toán lương và các khoản trích theo lương đối với kế toán là công việc rất quan trọng. Trong bài viết dưới đây, nguyên lý kế toán sẽ chia sẻ với bạn đọc cách …

hạch toán tiền chậm nộp thuế
Hệ thống tài khoản kế toán
Hướng Dẫn Hạch Toán Tiền Chậm Nộp Thuế – Nguyên Lý Kế Toán

Trong quá trình quyết toán thuế có nhiều lúc bị chậm nộp thuế do nhiều yếu tố. Lúc này cần phải tiến thành hạch toán thuế nộp chậm. Vậy trong bài viết này Nguyên lý kế toán sẽ hướng dẫn cách hạch toán thuế nộp chậm mọi người cũng theo …

Hệ thống tài khoản kế toán
Hướng Dẫn Hạch Toán Lệ Phí Môn Bài – Nguyên Lý Kế Toán

Hạch toán lệ phí môn bài như thế nào theo thông tư 200 và theo thông tư 133. Hãy cùng Nguyên lý kế toán tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! ♥ Review khóa học kế toán hành chính sự nghiệp có thu tốt nhất Lệ phí môn bài …