Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại Theo Thông Tư 200, 133

Hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 200, 133
Lý thuyết nguyên lý kế toán

Hàng bán bị trả lại là gì? Hàng bán bị trả lại cần chứng từ gì? Hàng bán bị trả lại có xuất hóa đơn không?… Việc hàng bán bị trả lại sẽ gây ra một khoản giảm trừ doanh thu và ảnh hưởng đến việc xác định doanh thu thuần thực tế cũng như xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Vậy hạch toán hàng bán bị trả lại như thế nào?

Trong bài viết dưới đây Nguyên lý kế toán sẽ hướng dẫn cách hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 200 và 133 chi tiết

>>>>Tham khảo: Học kế toán thực hành ở đâu tốt

1. Hàng Bán Bị Trả Lại Là Gì?

Hàng bán bị trả lại

Hàng bán bị trả lại được hiểu là các sản phẩm đã xác định tiêu thụ nhưng do vi phạm về phẩm chất, chủng loại, quy cách nên bị người mua trả lại.

Hàng hóa bán bị trả lại thường do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.

Doanh thu hàng bán bị trả lại là một khoản làm giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ kế toán sẽ kết chuyển khoản doanh thu này để xác định lại doanh thu thuần thực tế trong kỳ.

2. Những Trường Hợp Hàng Bán Bị Trả Lại

Có nhiều trường hợp hàng bán bị trả lại, nhưng phổ biến nhất là:

Bên mua giao hàng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng của 2 bên khi hàng hóa gặp những vấn đề như:

  • Chất lượng hàng hóa không đảm bảo đủ yêu cầu
  • Số lượng hoặc thời gian giao hàng không đúng như cam kết của 2 bên…
  • Bên bán thay đổi việc mua hàng do thay đổi những kế hoạch kinh doanh của mình, khi đó bên bán sẽ phải chịu nhiều phí bồi thường cho bên mua theo các điều khoản trong hợp đồng.

3. Hàng Bán Bị Trả Lại Cần Chứng Từ Gì?

Thủ tục, chứng từ cần có đối với hàng bán bị trả lại:

Hai bên lập và ký: Biên bản ghi nhận lý do hàng trả lạiBiên bản giao nhận hàng trả lại.

*Bên trả lại hàng:

Nếu bên mua là đối tượng có hóa đơn khi đó sẽ xử lý như sau: Lập Phiếu xuất kho trả lại hàng đồng thời lập hoá đơn trả lại hàng cho bên giao hàng (ghi giá theo lúc mua), trên hoá đơn phải ghi rõ: “Hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có)” đồng thời bên bán không cần thu hồi hóa đơn đã lập.

Nếu bên mua là đối tượng không có hóa đơn (cá nhân không kinh doanh) thì khi đó xử lý như sau: Ký vào Biên bản trả lại hàng trong đó ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng đồng thời bên bán phải thu hồi hóa đơn đã lập.

*Bên nhận hàng trả lại:

Lập phiếu nhập kho hàng trả lại, kho hàng cần làm đúng các thủ tục cần thiết theo đúng quy định của nhà nước và quy trình của công ty.

>>> REVIEW Khóa Học Kế Toán Online cho người mới bắt đầu tốt nhất

4. Cách Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại Theo Thông Tư 200, 133

Hạch toán hàng bán bị trả lại

Chú ý: Tài khoản hàng bán bị trả lại – TK 5212 (theo Thông tư 200) và tài khoản hàng bán bị trả lại – TK 511 (theo Thông tư 133) ⇒ 2 Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

*Hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 200

Nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 thì hạch toán khoản Hàng bán bị trả lại vào TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (chi tiết Tài khoản 5212 – Hàng bán bị trả lại) đồng thời cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số Hàng bán bị trả lại (TK 5212) phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”,

Khi đó, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5212).

*Hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 133

Nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 thì hạch toán khoản Hàng bán bị trả lại vào bên nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết theo TK cấp 2 phù hợp) đồng thời cuối kỳ kế toán không cần phải kết chuyển sang TK 511 vì khi phát sinh Hàng bán bị trả lại đã hạch toán vào bên Nợ TK 511.

Đối với bên bán (Bên bị trả lại hàng):

a) Khi bán hàng cho khách hàng: Căn cứ vào hóa đơn bán hàng và chứng từ liên quan kế toán hạch toán như sau:

Phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo giá bán chưa thuế

Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

Phản ánh giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 155, 156,…: Trị giá thực tế hàng xuất bán

b) Khi nhận được hàng bán trả lại: Căn cứ vào hóa đơn trả lại hàng, các chứng từ liên quan, kế toán hạch toán như sau:

Phản ánh giá vốn hàng bán bị trả lại, ghi:

Nợ TK 155, 156,…Trị giá thực tế hàng xuất bán (giá vốn khi bán)

Có TK 632: Trị giá vốn của hàng bị trả lại

Phản ánh doanh thu của hàng bán bị trả lại, ghi:

Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại (nếu công ty áp dụng Thông tư 200)

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (nếu công ty áp dụng Thông tư 133)

Nợ TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Số tiền thuế được điều chỉnh giảm tương ứng với trị giá hàng bán bị trả lại

Có TK 111, 112, 131: Tổng số tiền hàng bán bị trả lại

Các doanh nghiệp cần lưu ý rằng: Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu, doanh thu hàng bán bị trả lại bao gồm cả thuế phải nộp.

Nếu có các chi phí liên quan trong quá trình trả lại hàng:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (theo TT 200)

Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng (theo TT 133)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112. . .

Đối với bên mua (Bên trả lại hàng):

a) Khi mua hàng: Căn cứ vào hóa đơn mua hàng, chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156,…

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331

b) Khi trả lại hàng: Căn cứ vào hóa đơn trả lại hàng, các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 111, 112, 331: Tổng trị giá hàng trả lại

Có TK 152, 153, 156…: Trị giá hàng trả lại (theo trị giá lúc mua – giá chưa thuế)

Có TK 133 -Thuế GTGT được khấu trừ tương ứng với trị giá hàng trả lại.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì trị giá hàng mua, trị giá hàng trả lại bao gồm cả thuế GTGT.

Khi tính giá vốn của hàng bán bị trả lại, doanh nghiệp cần căn cứ vào phương pháp tính giá vốn của mình đang áp dụng (nhập trước xuất trước, nhập trước xuất sau…) để làm căn cứ tính giá vốn theo quy định của pháp luật.

Với những kiến thức cơ bản trên thì khi xảy ra tình huống này trong doanh nghiệp các bộ phận liên quan sẽ có cách thực hiện đúng quy định của nhà nước về xử lý và tính giá vốn hàng bán bị trả lại.

Trên đây là chi tiết cách hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 200, 133. Hy vọng qua bài viết của Nguyên lý kế toán, các bạn đã có thêm thông tin để giải quyết hàng bán bị trả lại cần chứng từ gì và cách hạch toán chính xác

Xem thêm: 

Rate this post
Không có bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lý thuyết nguyên lý kế toán
Nguyên tắc kế toán tài khoản của đơn vị hành chính sự nghiệp theo thông tư 24

Trong hệ thống quản lý tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhận, kiểm soát và báo cáo các hoạt động tài chính theo đúng quy định của pháp luật. Để đảm bảo tính minh bạch và …

Lý thuyết nguyên lý kế toán
Nguyên Lý Kế Toán Là Gì? Tóm Tắt Kiến Thức Nguyên Lý Kế Toán

Nguyên lý kế toán là nền tảng quan trọng trong việc quản lý và ghi chép các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đây là môn học cơ bản mà bất kỳ ai theo đuổi lĩnh vực kinh tế, tài chính, hay kế toán kiểm toán đều phải nắm …

Sách nguyên lý kế toán ứng dụng - Kế toán Lê Ánh
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Review Sách Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng Kế Toán Lê Ánh

Cuốn sách “Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng” là một tài liệu hữu ích dành cho những ai muốn nắm vững kiến thức kế toán từ cơ bản đến nâng cao. Được biên soạn bởi TS. Lê Ánh (CEO trung tâm kế toán Lê Ánh), một chuyên gia uy tín …