Phương pháp tính giá vật tư xuất dùng cho sản xuất kinh doanh
- By :
- Category : Lý thuyết nguyên lý kế toán
Phương pháp tính giá vật tư xuất dùng cho sản xuất kinh doanh như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Nguyên lý kế toán sẽ hướng dẫn bạn đọc vấn đề này.
>>Xem thêm: Tính giá thành sản phẩm dịch vụ sản xuất
Phương pháp tính giá vật tư xuất dùng cho sản xuất kinh doanh
Giá trị vật tư, sản phẩm hàng hóa mỗi lần nhập kho thường có đơn giá nhập khác nhau do biến động của giá thị trường khi mua (đối với vật tư hàng hóa) hoặc do biến động của chi phí sản xuất (đối với thành phẩm). Do vậy, kế toán phải xác định giá trị thực tế của hàng xuất kho làm căn cứ hạch toán. Để xác định giá đơn vị của hàng xuất bán, xuất dùng kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây:
+Phương pháp giá đơn vị thực tế đích danh c & b
+Phương pháp Nhập trước –Xuất trước
+Phương pháp Nhập sau – Xuất trước
+Phương pháp bình quân gia quyền
Việc sử dụng phương pháp nào là do doanh nghiệp tự quy định nhưng phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán
Để minh họa phương pháp tính giá, ta sẽ dùng số liệu của ví dụ sau cho tất cả các phương pháp tính giá
Ví dụ 3.5:Tại một doanh nghiệp trong tháng 3 năm N có tình hình về vật tư A như sau:
-Vật tư tồn đầu tháng: 4000 kg, đơn giá nhập 30.500 đồng/kg
-Tình hình nhập xuất trong tháng:
Ngày 03: nhập kho 4000 kg, đơn giá nhập 30.500 đồng/kg
Ngày 08: xuất kho sử dụng 5000kg học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội
Ngày 15: nhập kho 4000 kg, đơn giá nhập 30.800 đồng/kg
Ngày 20: nhập kho 2000 kg, đơn giá nhập 31.000 đồng/kg
Ngày 21: xuất kho sử dụng 5500kg
Yêu cầu: Tính giá xuất kho vật tư theo các phương pháp
a. Phương pháp giá thực tế đích danh
Theo phương pháp này, hàng xuất kho được xác định giá trị theo đơn chiếc hay theo từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập cho đến lúc xuất dùng. Khi xuất lô hàng nào sẽ xác định theo giá thực tế đích danh của lô hàng đó. Phương pháp này đòi hỏi sự sắp xếp, bố trí vật tư trong kho phải khoa học, có yết giá cho từng lô hàng, tiện cho việc theo dõi và dễ dàng di chuyển. khóa học kế toán thuế chuyên sâu
Giả sử trong ví dụ 3.5 trên thì số liệu vật tư xuất ra trong ngày 08 gồm 3000 kg thuộc vật tư tồn đầu tháng, 2000 kg thuộc số nhập ngày 03; vật tư xuất ra ngày 21 gồm 3500 kg thuộc số nhập ngày 15 và 2000 kg thuộc số nhập ngày 20. Như vậy trị giá vật liệu xuất kho và tồn kho cuối kỳ được xác định là
Giá vật liệu xuất kho trong kỳ: học kế toán thực tế ở đâu tốt
-Ngày 08: (3.000 kg x 30.000đ) + (2.000kg x 30.500đ)= 151.000.000 đồng
-Ngày 21: (3.500kg x 30.800đ) + (2.000kg x 31.000đ)= 169.800.000 đồng
Cộng: 320.800.000 đồng
Giá thực tế của vật tư tồn cuối kỳ (3.500 kg)
-Vật tư tồn đầu kỳ còn lại: 1.000kg x 30.000đ= 30.000.000 đồng
-Vật tư nhập ngày 08 còn lại: 2.000kg x 30.500đ=61.000.000 đồng
-Vật tư nhập ngày 15 còn lại: 500kg x 30.800đ= 15.400.000 đồng
Cộng: 106.400.000 đồng
b. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO-First In Firt Out)
Đặc điểm của phương pháp này là hàng xuất ra được tính theo giá có đầu tiên trong kho tương ứng với số lượng của nó, nếu không đủ thì lấy theo giá tiếp theo theo thứ tự từ trước đến sau. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của hàng mua trước, giá hàng tồn cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số hàng mua vào sau cùng trong kỳ. Với ví dụ 3.5, giá vật tư xuất kho sử dụng và tồn cuối kỳ được xác định ở bảng sau:
c. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO- Last In First Out)
Đặc điểm của phương pháp này là hàng xuất ra trước được tính theo giá của lần nhập sau cùng trước khi xuất tương ứng với số lượng của nó và lần lượt tính ngược lên theo thời gian nhập. Với ví dụ 3.5, giá vật tư xuất kho sử dụng và tồn cuối kỳ được xác định ở bảng sau: khóa học xuất nhập khẩu nâng cao
d. Phương pháp bình quân gia quyền
*Phương pháp giá bình quân cuối kỳ dự trữ
Đặc điểm của phương pháp này là kế toán phải tính đơn giá bình quân của hàng tồn và nhập trong kỳ để làm giá xuất kho. Theo phương pháp này, kế toán phải đến cuối kỳ mới tính đơn giá bình quân và giá trị hàng xuất kho.
Với số liệu ví dụ 3.5 trên, đơn giá bình quân và trị giá vật liệu xuất và giá trị hàng tồn cuối kỳ được xác định như sau:
-Trị giá vật liệu xuất
Ngày 08: 5.000kg x 30.554 đồng = 152.770.000 đồng
Ngày 21: 5.500kg x 30.554 đồng = 168.047.000 đồng
Cộng: 320.817.000 đồng
-Trị giá vật liệu tồn kho (3.500 kg)
90.000.000đ + 307.200.000đ – 320.817.000đ = 106.383.000 đồng
*Phương pháp giá bình quân từng lần nhập xuất (bình quân liên hoàn) khóa học logistics tại hà nội
Đặc điểm của phương pháp này là kế toán phải tính đơn giá bình quân của vật liệu tồn hiện có đến thời điểm xuất kho để làm giá xuất kho. Theo ví dụ 3.5 trên thì vật tư xuất ra được xác định như sau:
Trị giá xuất ngày 08:
5000 kg x 30285,7 đồng = 151.428.500 đồng
Trị giá xuất ngày 21/3:
5.500 x 30.721,4 = 168.967.700 đồng
Tổng giá trị vật tư xuất = 151.428.500 đồng + 168.967.700 đồng
= 320.396.200 đồng
Trị giá vật tư tồn kho cuối kỳ (3.500 kg)
90.000.000đ + 307.200.000đ -320.396.200đ = 106.33.800 đồng
>>>Bài viết được quan tâm: Học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội
Không có bình luận