Hạch toán tài khoản 336 – phải trả nội bộ

Tài-khoản-336
Hệ thống tài khoản kế toán

Hạch toán tài khoản 336 như thế nào? Nguyên lý kế toán sẽ chia sẻ với bạn đọc cách hạch toán tài khoản 336 trong bài viết dưới đây

>> Xem thêm: Tài khoản 335- chi phí phải trả

1. Nguyên tắc kế toán tài khoản 336

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa doanh nghiệp với các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán (sau đây gọi là đơn vị hạch toán phụ thuộc); Giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc của cùng một doanh nghiệp với nhau.

Trong doanh nghiệp, việc phân loại các đơn vị cấp dưới trực thuộc cho mục đích kế toán được căn cứ vào bản chất của đơn vị (hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân hay không, có người đại diện trước pháp luật hay không) mà không phụ thuộc vào tên gọi của đơn vị đó (đơn vị thành viên, chi nhánh, xí nghiệp, tổ, đội…). chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn bao lâu

b) Tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” được hạch toán chi tiết cho từng đơn vị có quan hệ thanh toán, trong đó được theo dõi theo từng khoản phải nộp, phải trả

c) Không phản ánh vào tài khoản 336 các giao dịch thanh toán giữa công ty mẹ với các công ty con và giữa các công ty con với nhau (giữa các đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập).

d) Tùy theo việc phân cấp quản lý và đặc điểm hoạt động, doanh nghiệp quyết định đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận khoản vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp vào TK 3361 – Vốn kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc hoặc TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

e) Các khoản phải trả nội bộ phản ánh trên tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” bao gồm khoản phải trả về vốn kinh doanh và các khoản đơn vị hạch toán phụ thuộc phải nộp doanh nghiệp, phải trả đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; Các khoản doanh nghiệp phải cấp cho đơn vị hạch toán phụ thuộc. Các khoản phải trả, phải nộp có thể là quan hệ nhận tài sản, vốn, kinh phí, thanh toán vãng lai, chi hộ trả hộ, lãi vay, chênh lệch tỷ giá…;

f) Cuối kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu tài khoản 136, tài khoản 336 giữa các đơn vị theo từng nội dung thanh toán nội bộ để lập biên bản thanh toán bù trừ theo từng đơn vị làm căn cứ hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản này. Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

2.Nội dung và kết cấu tài khoản 336- phải trả nội bộ

Bên Nợ:

– Số tiền đã trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc;

– Số tiền đã trả các khoản mà các đơn vị nội bộ chi hộ, hoặc thu hộ đơn vị nội bộ;

– Số tiền đơn vị hạch toán phụ thuộc đã nộp doanh nghiệp; học nghiệp vụ thanh toán quốc tế

– Bù trừ các khoản phải thu với các khoản phải trả của cùng một đơn vị có quan hệ thanh toán.

Bên Có:

– Số tiền phải trả cho đơn vị hạch toán phụ thuộc;

– Số tiền đơn vị hạch toán phụ thuộc phải nộp doanh nghiệp;

– Số tiền phải trả cho các đơn vị khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vị khác chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác. trung tâm xuất nhập khẩu lê ánh

– Số vốn kinh doanh của đơn vị hạch toán phụ thuộc được doanh nghiệp cấp

Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp cho doanh nghiệp và các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp.

Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ, có 4 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 3361 – Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh: Tài khoản này chỉ mở ở đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc để phản ánh số vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp trên giao.

Tài khoản này không phản ánh số vốn của các công ty con hoặc đơn vị có bản chất là công ty con (các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập) nhận góp từ công ty mẹ.

– Tài khoản 3362 – Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá: Tài khoản này chỉ mở ở BQLDA trực thuộc doanh nghiệp là Chủ đầu tư, dùng để phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh phải trả doanh nghiệp.

– Tài khoản 3363 – Phải trả nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá: Tài khoản này chỉ mở ở BQLDA trực thuộc doanh nghiệp là Chủ đầu tư, dùng để phản ánh khoản chi phí đi vay được vốn hóa phát sinh phải chuyển cho doanh nghiệp. biên bản cấn trừ công nợ

– Tài khoản 3368 – Phải trả nội bộ khác: Phản ánh tất cả các khoản phải trả khác giữa các đơn vị nội bộ trong cùng một doanh nghiệp.

3.Hạch toán tài khoản 336- phải trả nội bộ

hach-toan-tk-336

 

3.1. Tại đơn vị hạch toán phụ thuộc

a) Khi đơn vị hạch toán phụ thuộc như chi nhánh, cửa hàng, ban quản lý dự án… nhận vốn được cấp bởi doanh nghiệp, đơn vị cấp trên, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 155, 156, 211, 213, 217…..

Có TK 336 – Phải trả nội bộ (3361). trung tâm xuất nhập khẩu lê ánh

b) Khi trả tiền cho doanh nghiệp và các đơn vị nội bộ về các khoản phải trả, phải nộp, chi hộ, thu hộ, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Có các TK 111,112,…

c) Bù trừ giữa các khoản phải thu và phải trả phát sinh từ giao dịch với các đơn vị nội bộ, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Có TK 136 – Phải thu nội bộ.

d) Trường hợp được phân cấp hạch toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, định kỳ đơn vị hạch toán phụ thuộc kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cho đơn vị cấp trên, ghi:

– Kết chuyển lãi, ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

– Kết chuyển lỗ, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. học xuất nhập khẩu ở hà nội

b) Số tiền phải trả cho các đơn vị nội bộ khác về các khoản đã được chi hộ, trả hộ, hoặc khi nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ các đơn vị nội bộ chuyển đến, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 133 – Thuế GTGT dược khấu trừ

Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

e) Khi thu tiền hộ hoặc vay các đơn vị nội bộ khác, ghi:

Nợ các TK 111,112,…

Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

f) Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp kế toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (TK 421), định kỳ đơn vị hạch toán phụ thuộc kết chuyển các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí trực tiếp qua TK 336 – Phải trả nội bộ hoặc qua TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh, ghi:

– Kết chuyển các khoản chi phí, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh)

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh riêng)

Có các TK 632, 635, 641, 642.

Định kỳ, đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ kết chuyển kết quả kinh doanh (lỗ) chuyển lên đơn vị cấp trên, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

– Kết chuyển doanh thu, thu nhập, ghi:

Nợ các TK 511, 711

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ)

Có TK 336 – Phải trả nội bộ (nếu đơn vị hạch toán phụ thuộc không theo dõi kết quả kinh doanh).

Định kỳ, đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp theo dõi kết quả kinh doanh trong kỳ kết chuyển kết quả kinh doanh (lãi) lên đơn vị cấp trên, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

g) Khi có quyết định điều chuyển tài sản cho các đơn vị khác trong nội bộ và có quyết định giảm vốn kinh doanh, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ (3361)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (nếu điều chuyển TSCĐ, BĐSĐT)

Có các TK 152, 155, 156, 211, 213, 217…..

h) Trường hợp được phân cấp hạch toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, định kỳ đơn vị hạch toán phụ thuộc kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cho đơn vị cấp trên, ghi:

– Kết chuyển lãi, ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

– Kết chuyển lỗ, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

3.2. Hạch toán tại doanh nghiệp có đơn vị hạch toán phụ thuộc (đơn vị cấp trên)

a) Các khoản phải trả cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641- Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

b)Số quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phải cấp cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 336 – Phải trả nội bộ.

c) Bù trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Có TK 136 – Phải thu nội bộ.

d) Khi thanh toán các khoản phải trả cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Có các TK 111, 112, …

Trên đây, nguyên lý kế toán đã gửi đến bạn đọc cách hạch toán tài khoản 336-tài khoản phải trả nội bộ. Một trong những tài khoản được dùng rất nhiều trong công tác kế toán tại doanh nghiệp.

>Bài viết được quan tâm: Học kế toán thực hành ở đâu tốt

Bài biết được biên soạn bởi Team Nguyên Lý Kế Toán.Bạn có thể mail nội dung thắc mắc cần giải đáp của mình đến địa chỉ mail nguyenlyketoan.net@gmail.com  Tư vấn viên sẽ giải đáp thắc mắc và gửi lại mail cho bạn. 

5/5 - (1 bình chọn)
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống tài khoản kế toán
Hạch Toán Điều Chỉnh Giảm Thuế GTGT Được Khấu Trừ Sau Quyết Toán

Hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ sau quyết toán là công việc mà kế toán cần chú ý đến. Vậy quy định về hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết hạch toán điều chỉnh giảm thuế …

Hệ thống tài khoản kế toán
Hạch Toán Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương

  Hàng tháng, doanh nghiệp phải tính lương và trả lương cho người lao động. Hạch toán lương và các khoản trích theo lương đối với kế toán là công việc rất quan trọng. Trong bài viết dưới đây, nguyên lý kế toán sẽ chia sẻ với bạn đọc cách …

hạch toán tiền chậm nộp thuế
Hệ thống tài khoản kế toán
Hướng Dẫn Hạch Toán Tiền Chậm Nộp Thuế – Nguyên Lý Kế Toán

Trong quá trình quyết toán thuế có nhiều lúc bị chậm nộp thuế do nhiều yếu tố. Lúc này cần phải tiến thành hạch toán thuế nộp chậm. Vậy trong bài viết này Nguyên lý kế toán sẽ hướng dẫn cách hạch toán thuế nộp chậm mọi người cũng theo …