Cách Lập Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Theo Thông Tư 200, 133
- By :
- Category : Lý thuyết nguyên lý kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp chi tiết tình hình hoạt động kinh doanh giúp đối tượng sử dụng đưa ra các quyết định kinh tế và xây dựng kế hoạch phát triển trong tương lai. Do đó, lập báo cáo kết quả kinh doanh luôn cần sự tổng quát đồng thời phải đảm bảo tính chính xác, dễ hiểu và tổng hợp nhất.
Trong bài viết này, Nguyên Lý Kế Toán sẽ chia sẻ cho cách lập báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200 và 133.
I. Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Là Gì?
>>> Học Nguyên Lý Kế Toán Ở Đâu Tốt?
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (ngắn gọn là Báo cáo kết quả kinh doanh) là một thành phần của Báo cáo tài chính, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí, lãi lỗ trong kỳ được nhà quản trị quan tâm mà kế toán thường xuyên phải lập định kỳ (tuần, tháng, quý, năm).
Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp hình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo từng loại và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Đồng thời còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn cho các nhà quản trị để xem xét hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ có 2 phần:
Lãi lỗ và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
1. Lãi lỗ
Thể hiện toàn bộ lãi hoặc lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Bao gồm các khoản sau:
- Doanh thu: gồm tổng doanh thu, chiết khấu thương mại, thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá hàng bán, doanh thu thuần, hàng bán bị trả lại
- Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: gồm các chi phí quản lý và chi phí lưu thông
- Giá vốn hàng bán: phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng và để sản xuất hàng hóa, dịch vụ
- Lãi hoặc lỗ: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
- Các khoản trích lục dự phòng
2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
Trong báo cáo kết quả kinh doanh sẽ bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nghĩa vụ với nhà nước của công ty, doanh nghiệp về các khoản thuế, các khoản chi phí và lệ phí, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp,…
Xem thêm: Ví dụ về kế toán xác định kết quả kinh doanh
II. Mẫu Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh
1. Đối với mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200:
Đơn vị báo cáo: ……………..
Địa chỉ:………………………
|
Mẫu số B 02 – DN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm………
Đơn vị tính:…………
CHỈ TIÊU |
Mã số | Thuyết minh | Năm nay | Năm trước |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | 01 | |||
2. Các khoản giảm trừ doanh thu | 02 | |||
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02) | 10 | |||
4. Giá vốn hàng bán | 11 | |||
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10 – 11) | 20 | |||
6. Doanh thu hoạt động tài chính | 21 | |||
7. Chi phí tài chính | 22 | |||
– Trong đó: Chi phí lãi vay | 23 | |||
8. Chi phí bán hàng | 25 | |||
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp | 26 | |||
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30 = 20 + (21 – 22) – (25 + 26)} |
30 |
|
||
11. Thu nhập khác | 31 | |||
12. Chi phí khác | 32 | |||
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) | 40 | |||
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) | 50 | |||
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại |
51
52 |
|||
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 51 – 52) | 60 | |||
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) | 70 | |||
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) | 71 |
Lập, ngày … tháng … năm …
Người lập biểu
(Ký, họ tên) |
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) |
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu) |
Lưu ý:
– Mục có dấu (*) chỉ áp dụng tại công ty cổ phần
– Đối với người lập biểu là các đơn vị làm dịch vụ kế toán phải ghi rõ: Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ của đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân cần phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.
2. Đối với mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 133
Đơn vị báo cáo:……………..
Địa chỉ: …………………..
|
Mẫu số B02 – DNN (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm….
Đơn vị tính: ………….
CHỈ TIÊU | Mã số | Thuyết minh | Năm nay | Năm trước |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | 01 | |||
2. Các khoản giảm trừ doanh thu | 02 | |||
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02) | 10 | |||
4. Giá vốn hàng bán | 11 | |||
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) | 20 | |||
6. Doanh thu hoạt động tài chính | 21 | |||
7. Chi phí tài chính | 22 | |||
– Trong đó: Chi phí lãi vay | 23 | |||
8. Chi phí quản lý kinh doanh | 24 | |||
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + 21 – 22 – 24) |
30 | |||
10. Thu nhập khác | 31 | |||
11. Chi phí khác | 32 | |||
12. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) | 40 | |||
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) | 50 | |||
14. Chi phí thuế TNDN | 51 | |||
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60=50 – 51) |
60 |
Lập, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên) |
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên) |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
(2) Đối với trường hợp doanh nghiệp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên và đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
Xem thêm: Nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả kinh doanh
III. Cách Lập Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh
Theo như mục 2.3 Điều 81 Thông tư 133 và Điều 113 Thông tư 200 hướng dẫn lập và trình bày báo cáo kết quả kinh doanh như sau:
1. Về nội dung và kết cấu báo cáo kết quả kinh doanh
– Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó bao gồm kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, kết quả từ các hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
– Báo cáo kết quả kinh doanh gồm có 5 cột như mẫu ở phía trên:
+ Cột số 1: Các chỉ tiêu cần báo cáo;
+ Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng ở cột số 1;
+ Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo kết quả kinh doanh được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
+ Cột số 4 (Năm nay): Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;
+ Cột số 5 (Năm trước): Số liệu của năm trước để dễ dàng so sánh với cột ở mục số 4
2. Về cơ sở lập báo cáo
– Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước (để trình bày cột năm trước)
– Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
– Căn cứ vào thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết và các sổ sách kế toán trong kỳ
3. Phương pháp phân tích bảng báo cáo bao gồm:
– Phân tích theo chiều dọc: Các chỉ tiêu sẽ được so sánh với doanh thu để xác định tỷ lệ kết cấu của từng chỉ tiêu
– Phân tích theo chiều ngang: Phản ánh biến động tăng giảm của từng chỉ tiêu năm nay so với năm trước.
Xem thêm: Tác dụng và hạn chế báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
IV. Bài Tập Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh
Tại một doanh nghiệp TVT có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ như sau: (ĐVT:1.000 đồng)
1. Xuất kho Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất 20.000 (loại phân bổ 2 lần), phân bổ trong kỳ 10.000
2. Xuất kho nguyên vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm trị giá 650.000
3. Xuất kho nguyên vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm 22.000, cho bộ phận quản lý phân xưởng 10.000
4. Tính ra tiền lương phải trả trong kỳ của công nhân sản xuất sản phẩm 155.000, cho nhân viên quản lý phân xưởng 33.000, cho nhân viên quản lý doanh nghiệp 48.000
5. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng sản xuất 21.000, cho quản lý doanh nghiệp 16.000
6. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định
7. Chi phí điện trong tháng theo giá hóa đơn có thuế GTGT 10% dùng cho bộ phận sản xuất 7.920, dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 4.510 thanh toán bằng tiền mặt
8. Chi phí nước trong tháng thanh toán cho nhà cung cấp bằng chuyển khoản theo hóa đơn có cả thuế GTGT 5% dùng cho bộ phận sản xuất 6.300, bộ phận quản lý doanh nghiệp 945, bộ phận bán hàng 210
9. Cuối tháng doanh nghiệp hoàn thành nhập kho 210 sản phẩm, gửi bán cho công ty X 40 sản phẩm,
10. Khách hàng X chấp nhận mua số sản phẩm trên chưa thanh toán giá bán 6.600/sản phẩm (giá đã bao gồm 10% thuế GTGT). Biết rằng giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ 33.000, cuối kỳ 25.000
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Phản ánh vào tài khoản kế toán
3. Lập báo cáo kết quả kinh doanh
Trên đây Nguyên Lý Kế Toán đã hướng dẫn các bạn cách lập báo cáo kết quả kinh doanh theo 2 Thông tư là 200 và 133 cũng như chia sẻ 2 mẫu báo cáo mới nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể lập báo cáo kết quả kinh doanh một cách chính xác và nhanh chóng nhất!
Xem thêm: Học Kế Toán Thực Hành Ở Đâu Tốt Tại Hà Nội Và TPHCM
Không có bình luận