05 vấn đề quan trọng về kế toán tài sản cố định

05 vấn đề quan trọng về kế toán tài sản cố định
Lý thuyết nguyên lý kế toán

Tài sản cố định thuê tài chính là loại tài sản cố định đặc thù tại doanh nghiệp. Khi thực hiện công việc kế toán tài sản cố định thuê tài chính, nguyên lý kế toán các kế toán cần lưu ý các vấn đề sau:

1. Tài sản cố định thuê tài chính là gì?

Theo điểm 3, điều 2 của thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 thì Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính.

Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

  • Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.

>>> Xem thêm: Tài sản cố định thuê tài chính là gì?

2. Ghi nhận nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính

Việc ghi nhận nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính tại thời điểm thuê theo quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 – Thuê tài sản. Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo giá thấp hơn trong hai giá: Gía trị hợp lý của TSCĐ được xác định tại thời điểm khởi đầu thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Sau thời điểm đó, kế toán TSCĐ thuê tài chính được thực hiện theo quy định của VAS 03.

3. Trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính

  • Theo điều 9 của Thông tư số 45/2013/TT-BTC, ngày 25/04/2013 thì Doanh nghiệp thuê Tài sản cố định theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.  
  • Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.  trung tâm dạy kế toán tại hà nội

4. Hạch toán tài sản cố định thuê tài chính

1. Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như: Chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng…, ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước hoc ke toan truong

   Có các TK 111112, …

2. Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3412) (số tiền thuê trả trước)

Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (thông tư 200)

Nợ TK 1386 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (thông tư 133)

   Có các TK 111112, …                khóa học kế toán tổng hợp thực hành nâng cao

3. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi: học kế toán ở đâu tốt nhất

Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính (giá chưa có thuế GTGT) – Thông tư 200 

Nợ TK 2112 – TSCĐ thuê tài chính (giá chưa có thuế GTGT) – Thông tư 133

   Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3412) (giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).

Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi: khóa học kế toán thực hành tại tphcm

Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính – Thông tư 200

Nợ TK 2112 – TSCĐ thuê tài chính – Thông tư 133

   Có TK 242 – Chi phí trả trước, hoặc

   Có các TK 111112, … (số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính). hành chính nhân sự

4. Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính tiến hành hạch toán:

Khi trả nợ gốc, trả tiền lãi thuê cho bên cho thuê, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (tiền lãi thuê trả kỳ này)

Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3412) (nợ gốc trả kỳ này)

   Có các TK 111112

5. Khi nhận được hóa đơn của bên cho thuê yêu cầu thanh toán khoản thuế GTGT đầu vào:

a) Nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

   Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (nếu trả tiền ngay)

   Có TK 338 – Phải trả khác (thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê).

b) Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính (nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và việc thanh toán thuế GTGT được thực hiện một lần ngay tại thời điểm ghi nhận TSCĐ thuê tài chính) – Thông tư 200 nên học kế toán ở đâu

Nợ TK 2112 – TSCĐ thuê tài chính (nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và việc thanh toán thuế GTGT được thực hiện một lần ngay tại thời điểm ghi nhận TSCĐ thuê tài chính) – Thông tư 133

Nợ các TK 627641642 (nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ  thanh toán theo định kỳ nhận hóa đơn) – Thông tư 200

Nợ các TK 154, 642 (nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ  thanh toán theo định kỳ nhận hóa đơn) – Thông tư 133

   Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (nếu trả tiền ngay)

   Có TK 338 – Phải trả khác (thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê).

6. Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính.

   Có các TK 111112, … diễn đàn kế toán

7. Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2142)

   Có TK 212 – TSCĐ thuê tài chính – Thông tư 200

   Có TK 2112 – TSCĐ thuê tài chính – Thông tư 133

8. Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình học xuất nhập khẩu

   Có TK 212 – TSCĐ thuê tài chính (GT còn lại TSCĐ thuê tài chính) – Thông tư 200

   Có TK 2112 – TSCĐ thuê tài chính (GT còn lại TSCĐ thuê tài chính) – Thông tư 133

   Có các TK 111112, … (số tiền phải trả thêm).

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:

Nợ TK 2142 – Hao mòn  TSCĐ thuê tài chính

   Có TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình.

9. Kế toán giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính:

a) Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá bán tài sản cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

   Có TK 711 – Thu nhập khác (Theo giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)

   Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ)

   Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Nếu có)

   Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).

– Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ các TK 623627641642, …

   Có TK 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.

– Định kỳ, kết chuyển chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với thời gian thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có các TK 623627641642, …

b) Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

   Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)

   Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).

Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Tính bằng giá bán TSCĐ)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Nếu có)

   Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ). học kế toán thực tế tại hà nội

– Định kỳ, kết chuyển số chênh lệch nhỏ hơn (lỗ) giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ghi tăng chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 623627641642, …

   Có TK 242 – Chi phí trả trước.

5. Về hóa đơn GTGT của tài sản cố định thuê tài chính

Trích Mục 2.12, Phụ lục 4 tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC  ngày 31 tháng 03 năm 2014:

Tổ chức cho thuê tài chính cho thuê tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT phải có hóa đơn GTGT (đối với tài sản mua trong nước) hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu (đối với tài sản nhập khẩu); tổng số tiền thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT phải khớp với số tiền thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT (hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu).

Các trường hợp tài sản mua để cho thuê không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, không có hóa đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu thì không được ghi thuế GTGT trên hóa đơn. khóa học xuất nhập khẩu cho người chưa biết gì

Nguồn: Một số lưu ý về kế toán tài sản cố định thuê tài chính

Tham khảo ngay: Địa chỉ học kế toán thực hành tốt nhất Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Nguyên Lý Kế Toán Là Gì? Tóm Tắt Kiến Thức Nguyên Lý Kế Toán

Nguyên lý kế toán là nền tảng quan trọng trong việc quản lý và ghi chép các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đây là môn học cơ bản mà bất kỳ ai theo đuổi lĩnh vực kinh tế, tài chính, hay kế toán kiểm toán đều phải nắm …

Sách nguyên lý kế toán ứng dụng - Kế toán Lê Ánh
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Review Sách Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng Kế Toán Lê Ánh

Cuốn sách “Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng” là một tài liệu hữu ích dành cho những ai muốn nắm vững kiến thức kế toán từ cơ bản đến nâng cao. Được biên soạn bởi TS. Lê Ánh (CEO trung tâm kế toán Lê Ánh), một chuyên gia uy tín …

Đối tượng kế toán là gì
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Cách Xác Định Đối Tượng Kế Toán

Trong lĩnh vực kế toán, việc xác định đối tượng kế toán đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình ghi nhận, phân loại và báo cáo các thông tin tài chính của một tổ chức. Quá trình xác định đối …