04 điều kiện ghi nhận tài sản trong kế toán

Lý thuyết nguyên lý kế toán

Khi ghi nhận tài sản kế toán cần dựa vào những điều kiện gì? Để giúp các bạn dễ dàng trong việc xác định và ghi nhận tài sản dưới đây Nguyên lý kế toán sẽ chia sẻ 04 điều kiện ghi nhận tài sản trong kế toán.

Tài sản của đơn vị kế toán tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể như: Nguyên vật liệu, hàng hóa, nhà xưởng… hoặc không biểu hiện dưới hình thái vật chất cụ thể như bằng sáng chế, bản quyền…

Cho dù tồn tại dưới bất kỳ hình thái nào, tài sản được kế toán ghi nhận đều phải thỏa mãn các điều kiện

  • Có khả năng tiền tệ hóa
  • Đơn vị có thể kiểm soát được.
  • Mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai một cách tương đối chắc chắn cho đơn vị.
  • Là kết quả của nghiệp vụ quá khứ. 

04 điều kiện ghi nhận tài sản

Có thể bạn quan tâm: Học nguyên lý kế toán ở đâu tốt

1. Điều kiện ghi nhận tài sản thứ 01 là có khả năng tiền tệ hóa

Điều kiện ghi nhận tài sản đầu tiền là hệ quả của khái niệm thước đo tiền tệ. Nguồn lực được kế toán ghi nhận phải là nguồn lực tài chính, tức là phải có khả năng định lượng được dưới dạng tiền.

Ví dụ: Đối với nguồn nhân lực, kế toán chỉ ghi nhận hao phí sức lao động mà không phản ánh trình độ năng lực phẩm chất của người lao động…

Giá trị của tài sản phải xác định được một cách đáng tin cậy theo đúng bản chất kinh tế, thận trọng và có bằng chứng khách quan. Hệ quả của tiêu chuẩn này là các loại giá khác nhau được sử dụng trong tính giá tài sản.

2. Điều kiện thứ ghi nhận tài sản 02 là đơn vị kế toán có thể kiểm soát được

Đây là hệ quả của tính thận trọng và coi trọng bản chất kinh tế hơn hình thức pháp lý.

Mặt khác, ảnh hưởng của lý thuyết điều hành cũng góp một phần vào điều kiện này. Lợi ích kinh tế được mang lại từ những nguồn lực do đơn vị kiểm soát và sử dụng mà không nhất thiết phải thuộc sử hữu chúng

Nếu phần lớn lợi ích kinh tế và rủi ro kinh tế của các khoản mục nào đó thuộc về đơn vị kinh tế thì có thể coi đơn vị kế toán kiểm soát được khoản mục đó mẫu hóa đơn thương mại

Điều kiện này không nhận mạnh đến tính sở hữu của đơn vị kế toán toán đối với tài sản. Đó là lý do vì sao một số loại tài sản thuê vẫn được xem là như tài sản đối với bên đi thuê cho dù thực tế là các tài liệu pháp lý chỉ ra trong hợp đồng thuê với quyền sở hữu vẫn thuộc vào bên cho thuê, ví dụ cho trường hợp này là tài sản thuê tài chính. Hệ quả của điều kiện này là khả năng kiểm soát quan trọng hơn quyền sở hữu.

3. Điều kiện thứ 03 là tài sản tạo ra lợi ích kinh tế cho đơn vị trong tương lai một cách tương đối chắc chắn

Đây là hệ quả của khá niệm kỳ kế toán và tính thận trọng. Khái niệm kỳ kế toán xác định tài sản là nguồn lực mang lại lợi ích kinh tế cho kỳ kế toán tương lại chứ không phải cho kỳ hiện tại,

Tính thận trọng yêu cầu khả năng thu được lợi ích kinh tế cho kỳ kế toán tương lại phải tương đối chắc chắn và kiểm soát được.

Hệ quả của tiêu chuẩn này là sự cần thiết phải phân định giưa tài sản và chi phí

Lợi ích kinh tế mang lại từ tài sản được thể hiện trong trường hợp

  • Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng báo cáo tài chính nội bộ
  • Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác
  • Để thanh toán các khoản nợ phải trả
  • Để phân phối cho các chủ sở hữu đơn vị kế toán

Khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn vị tài sản được xác định một cách tương dối chắc chắn. Nói cách khác tiêu chuẩn này nhấn mạnh tính có thể của việc thu được lợi ích kinh tế tương lai từ việc sử dụng tài sản và cho phép lợi ích kinh tế được xác định trên cơ sở ước đoán từ những bằng chứng có sẵn

4. Điều kiện ghi nhận tài sản thứ 04 là kết quả hình thành từ nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra

Tài sản phải là kết quả của các nghiệp vụ đã phát sinh và hoàn thành

Ví dụ: Một thiết bị đã được đơn vị kế toán mua thì thiết bị đó được coi là tài sản của đơn vị kế toán, nhưng nếu thiết bị đó sẽ được mua sắm trong tương lai thì không thể ghi nhận ngay nó là tài sản của đơn vị kế toán vì lý do nghiệp vụ mua thiết bị này vẫn chưa xảy ra.

Trên đây Nguyên lý kế toán đã thông tin đến các bạn 04 điều kiện ghi nhận tài sản trong kế toán. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn đọc.

Xem thêm bài viết: Các yếu tố của báo cáo tài chính và cách ghi nhận

Rate this post
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lý thuyết nguyên lý kế toán
Nguyên Lý Kế Toán Là Gì? Tóm Tắt Kiến Thức Nguyên Lý Kế Toán

Nguyên lý kế toán là nền tảng quan trọng trong việc quản lý và ghi chép các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đây là môn học cơ bản mà bất kỳ ai theo đuổi lĩnh vực kinh tế, tài chính, hay kế toán kiểm toán đều phải nắm …

Sách nguyên lý kế toán ứng dụng - Kế toán Lê Ánh
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Review Sách Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng Kế Toán Lê Ánh

Cuốn sách “Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng” là một tài liệu hữu ích dành cho những ai muốn nắm vững kiến thức kế toán từ cơ bản đến nâng cao. Được biên soạn bởi TS. Lê Ánh (CEO trung tâm kế toán Lê Ánh), một chuyên gia uy tín …

Đối tượng kế toán là gì
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Cách Xác Định Đối Tượng Kế Toán

Trong lĩnh vực kế toán, việc xác định đối tượng kế toán đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình ghi nhận, phân loại và báo cáo các thông tin tài chính của một tổ chức. Quá trình xác định đối …