Cách thuộc nhanh danh mục hệ thống tài khoản thông tư 200
- By :
- Category : Hệ thống tài khoản kế toán
Làm sao để học thuộc danh mục hệ thống tài khoản thông tư 200 nhanh và biết định khoản (hạch toán, ghi sổ) nghiệp vụ kinh tế phát sinh? Mời bạn đọc tham khảo bài viết về cách thuộc nhanh danh mục hệ thống tài khoản theo thông tư 200 dưới đây để rõ hơn về vấn đề này.
>>Xem thêm: Cách hạch toán các khoản nhận ký quỹ, ký cược theo thông tư 200
Để thuộc danh mục của hệ thống thông tư 200 một cách nhanh chóng, bạn đọc nên làm theo trình tự như sau:
1.Hiểu bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bạn cần hiểu bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã xảy ra tại công ty là ảnh hưởng đến những đối tượng nào trong nghiệp vụ đó.
Khi có được bộ chứng từ bạn cần xác định được ảnh hưởng đến những đối tượng nào. Mỗi nghiệp vụ sẽ ảnh hưởng ít nhất 2 đối tượng (tài khoản) trong nghiệp vụ đó, có thể ảnh hưởng 3 (tài khoản) hoặc 4(tài khoản). Dưới đây là vài ví dụ để các bạn làm quen xác định đối tượng trong nghiệp vụ
Ví dụ 1: Ngày 1/1/2017 Rút Tiền gửi ngân hàng ACB về nhập quỹ Tiền mặt là 10.000.000 => Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng kế toán là Tiền Mặt và Tiền gửi ngân hàng ACB
Ví dụ 2: Ngày 2/1/2017 Đem tiền mặt vào ngân hàng HSBC để gửi 10 triệu. => Vậy cũng ảnh hưởng 2 đối tượng là Tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng HSBC học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
Ví dụ 3: Ngày 3/1/2017 Mua cái máy lạnh 20 triệu đã trả bằng tiền mặt cho nhà cung cấp Nguyễn Hoàng =>Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng kế toán là Máy lạnh và Tiền mặt
Ví du 4: Ngày 4/1/2017 Mua chiếc xe hơi Camry 2 tỷ chưa trả tiền cho nhà cung cấp Cty Đồng Anh => Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng là xe hơi Camry và phải trả nhà cung cấp Cty Đồng Anh
Ví dụ 5: Ngày 5/1/2017 Khách hàng Nguyễn Văn Anh đã chuyển khoản qua ngân hàng VCB để trả tiền cho Công ty chúng ta là 20 triệu. Do khách hàng Nguyễn Văn Anh mua thiếu =>Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng là Khách hàng Nguyễn Văn Anh và Tiền gửi ngân hàng VCB
Qua 5 ví dụ trên, các bạn đã tự tin về vấn đề xác định nghiệp vụ đã xảy ra ảnh hưởng đến những đối tượng nào rồi đúng không? Tuy nhiên khi đi làm các bạn cầm trên tay bộ chứng từ đã xảy ra rồi để từ đó xác định ảnh hưởng đến những đối tượng kế toán nào chứ không phải có đề sẵn như vậy.
2.Xác định đối tượng nào tăng, đối tượng nào giảm
Bạn phải biết được trong 2 đối tượng đó, đối tượng nào tăng và đối tượng nào giảm hoặc cả 2 đối tượng cùng tăng hoặc cả 2 đối tượng cùng giảm. khóa học kế toán ngắn hạn tại tphcm
Ví dụ 1: Ngày 1/1/2017 Rút Tiền gửi ngân hàng ACB về nhập quỹ Tiền mặt là 10.000.000=> Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng kế toán là Tiền Mặt và Tiền gửi ngân hàng ACB =>Vậy trong 2 đối tượng trên thì đối tượng tiền gửi ngân hàng giảm và đối tượng tiền mặt tăng. Các bạn có thể hình dung thực tế là mình đi đến ngân hàng để rút tiền thì tiền gửi ngân hàng giảm và cầm trên tay tiền mặt thì tiền mặt tăng.
Ví dụ 2: Ngày 2/1/2017 Đem tiền mặt vào ngân hàng HSBC để gửi 10 triệu. =>Vậy cũng ảnh hưởng 2 đối tượng là Tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng HSBC. Vậy trong 2 đối tượng này thì Tiền mặt giảm và Tiền gửi tại ngân hàng HSBC tăng.
Ví dụ 3: Ngày 3/1/2017 Mua cái máy lạnh 20 triệu đã trả bằng tiền mặt cho nhà cung cấp Nguyễn Hoàng =>Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng kế toán là Máy lạnh và Tiền mặt. Tiền Mặt giảm và Máy lạnh tăng.
Ví du 4: Ngày 4/1/2017 Mua chiếc xe hơi Camry 2 tỷ chưa trả tiền cho nhà cung cấp Cty Đồng Anh =>Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng là xe hơi Camry và phải trả nhà cung cấp Cty Đồng Anh. Xe hơi camry tăng vì hồi xưa mình không có xe hơi bây giờ mình có xe hơi nên xe hơi tăng. Nhưng do chưa trả tiền cho nhà cung cấp nên mình phải có nghĩa vụ phải trả tiền cho nhà Cung cấp là Công ty Đồng Anh nên khoản phải trả Công ty Đồng Anh cũng tăng.
Ví dụ 5: Ngày 5/1/2017 Khách hàng Nguyễn Văn Anh đã chuyển khoản qua ngân hàng VCB để trả tiền cho Công ty chúng ta là 20 triệu. Do khách hàng Nguyễn Văn Anh mua thiếu
=>Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng là Khách hàng Nguyễn Văn Anh và Tiền gửi ngân hàng VCB. Trong đó Tiền gửi ngân hàng VCB tăng lên vì mình được nhận tiền. Và Khách hàng Nguyễn Văn Anh không còn nợ mình nữa nên khoản nợ phải thu của khách hàng Nguyễn Văn Anh giảm
3.Học thuộc tính chất của từng tài khoản
Tiếp theo nữa, các bạn cần phải học thuộc tính chất của từng từ tài khoản loại 1 cho đến tài khoản loại 9 của thông tư 200. Các bạn nhớ là 1 nghiệp vụ đã xảy ra thì chỉ ảnh hưởng từ loại 1 đến loại 9 mà thôi. Vậy không còn cách nào khác, các bạn phải học thuộc tính chất của nó.
Dưới đây là ôn lại tính chất của từng loại tài khoản mà các bạn đã được học
+Tính chất tài khoản loại 1;2 (Tài sản): là tài sản thuộc sở hữu của Công ty Phát sinh tăng ghi bên Nợ và phát sinh giảm ghi bên Có. Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ nằm bên nợ. Tài sản thì mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai khi mà chúng ta sử dụng nó. Ví dụ: Như xe ô tô, Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tivi, Tủ lạnh….
+Tính chất tài khoản loại 3;4 (Nguồn vốn): Nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản, bất kỳ 1 tài sản nào cũng có nguồn hình thành (Có 2 nguồn hình thành nên tài sản là Nợ phải trả loại 3 và vốn tự có loại 4.) Học thuộc tính chất tài khoản loại 1;2 suy ra tính chất của tài khoản 3;4 (Nguồn vốn). Tính chất loại 3,4 ngược lại loại 1;2 : Tính chất loại 3 ;4 là Phát sinh tăng ghi bên Có và phát sinh giảm ghi bên Nợ. Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ nằm bên Có.
Ví dụ: Khi có tivi thì người ta sẽ hỏi tivi ở đâu mà có thì có thể là do tiền của chúng ta có để chúng ta mua ti vi=> Vậy là ti vi được hình thành từ loại 4 là vốn tự có. Ngược lại nếu ti vi này chúng ta mua thiếu =>Vậy nó được hình thành từ loại 3 nợ phải trả
+Tính chất của loại 5;7(Doanh thu và thu nhập khác): khi phát sinh tăng doanh thu và thu nhập khác ghi bên Có, phát sinh giảm doanh thu ghi bên nợ là do cuối tháng kết chuyển vào loại 9 để xác định kết quả lãi hoặc lỗ. Và doanh thu phát sinh khi chúng ta bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Và khi bán cho khách hàng thì chứng từ gốc là hóa đơn GTGT mà xuất bán cho khách hàng kèm theo hợp đồng kinh tế và biên bản bàn giao
Ví dụ: Công ty kinh doanh tivi. Bây giờ bán ti vi cho khách hàng và khách hàng phải trả tiền cho công ty thì công ty ghi nhận doanh thu và thu nhập khác (Loại 5;7)
+Tính chất của loại 6;8 (Chi phí): Học thuộc tính chất loại 5;7 suy ra tính chất loại 6;8 (Chi phí) ngược lại loại 5;7 . Khi phát sinh tăng chi phí ghi bên Nợ, phát sinh giảm ghi bên Có là do cuối tháng kết chuyển vào loại 9 để xác định kết quả lãi hoặc lỗ. Chi phí chỉ mang lại lợi ích kinh tế trong kỳ hiện tại mà nó phát sinh, không mang lại lợi ích kinh tế trong những kỳ kế toán tiếp theo tức là chỉ mang lại lợi ích kinh tế của 1 tháng (Các bạn nên nhớ chỗ này, rất quan trọng).
Ví dụ: Chi phí tiền lương tháng 1/2017; Chi phí tiền điện tháng 1/2017, chi phí tiền thuê nhà tháng 1/2017; chi phí vận chuyển hàng đi bán tháng 1/2017….. Đây là chi phí loại 6,8 vì nó chỉ mang lại lợi ích của 1 tháng, tháng nào cũng phát sinh chi phí này
**Lưu ý: Sau khi đã nắm được tính chất của từng tài khoản, chúng tôi sẽ tóm tắt lại các chú ý của tính chất của từng tài khoản như sau
VỀ SỐ PHÁT SINH
+Tài khoản loại 1;2;6;8: Phát sinh TĂNG ghi bên Nợ, phát sinh GIẢM ghi bên Có;
+Tài khoản loại: 3;4;5;7: Ngược lại so với loại 1,2,6,8, phát sinh TĂNG ghi bên Có, phát sinh GIẢM ghi bên Nợ.
=> Trước mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, để định khoản được ta chỉ cần xác định xem nghiệp vụ đó liên quan đến tài khoản nào, tài khoản đó thuộc loại nào, phát sinh tăng hay giảm thì chúng ta sẽ biết cách ghi nợ và ghi có
VỀ SỐ DƯ TÀI KHOẢN
+Tài khoản loại 1;2 có số dư bên Nợ; Số dư cuối kỳ bên nợ=Số dư đầu kỳ bên nợ 1;2+Phát sinh tăng bên nợ (1;2)-Phát sinh giảm bên có (1;2).
+Tài khoản loại 3;4 có số dư bên Có; Số dư cuối kỳ bên có=Số dư đầu kỳ bên Có 3;4+Phát sinh tăng bên có (3;4)-Phát sinh giảm bên Nợ (3;4)
+Tài khoản loại 5;6;7;8;9 không có số dư (đây là tài khoản dùng để kết chuyển xác định kết quả kinh doanh, phát sinh bao nhiêu thì kết chuyển bấy nhiêu vào tài khoản 911. Do đó số dư = 0. Tổng phát sinh bên nợ phải bằng tổng phát sinh bên có).
4.Thuộc danh mục hệ tống tài khoản thông tư 200
Đối với người mới học thì nên tạm thời học thuộc tài khoản cấp 1. Nhưng khi ghi sổ nợ có thì chúng ta mở hệ thống tài khoản ra xem nó có cấp 2 hay không, nếu có cấp 2 thì ghi sổ cấp 2, có cấp 3 thì ghi sổ cấp 3 (Tức là ghi sổ cấp thấp nhất)
Lưu ý lại: Một số tài khoản của doanh nghiệp vừa và nhò tạm thời chưa học vì ít ứng dụng thực tế. Một số tài khoản như 121;128;136;151;157;158;161;171;212;243;335;336;337;343;347;352;353;356;357;412414;417;418;419;441;461;466;611;631 => Đây là những tài khoản rất ít sử dụng khi đi làm của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, các bạn đang học kế toán thì tạm thời không cần học những tài khoản trên mà tập trung vào những tài khoản còn lại CỦA TT200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 trước nhé
5.Hạch toán nợ và có thông qua các ví dụ
Sau khi các bạn học thuộc tài khoản rồi thì các bạn ứng dụng 5 ví dụ bên trên vào từng tài khoản trong danh mục hệ thống thông tư 200 như sau thì các bạn sẽ thấy vấn đề hạch toán nợ và có trở nên quá dễ dàng
Ví dụ 1: Ngày 1/1/2017 Rút Tiền gửi ngân hàng ACB về nhập quỹ Tiền mặt là 10.000.000=> Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng kế toán là Tiền Mặt và Tiền gửi ngân hàng ACB =>Vậy trong 2 đối tượng trên thì đối tượng tiền gửi ngân hàng giảm và đối tượng tiền mặt tăng.
Tiền mặt là TK 1111=> Tài sản tăng ghi nợ 1111
Tiền gửi ngân hàng là TK 1121=> Tài sản giảm ghi Có, hoặc có thể nói là 1 khi đã có tài khoản ghi Nợ rồi thì tài khoản còn lại phải ghi Có 1121
Nợ 1111(Tiền mặt):10.000.000
Có 1121 ACB (Tiền gửi ngân hàng ACB): 10.000.000
**Lưu ý: Phải ghi tài khoản cấp nhỏ nhất (tài khoản chi tiết nhất trong danh mục của hệ thống thông tư 200). Và tổng số tiền bên Nợ phải bằng tổng số tiền bên có. Nhớ nguyên tắc này để khi hạch toán cho đúng.
Ví dụ 2: Ngày 2/1/2017 Đem tiền mặt vào ngân hàng HSBC để gửi 10 triệu. Vậy cũng ảnh hưởng 2 đối tượng là Tiền mặt và Tiền gửi ngân hàng HSBC. Vậy trong 2 đối tượng này thì tiền mặt giảm và tiền gửi tại ngân hàng HSBC tăng.
Nợ 1121HSBC (Tiền gửi ngân hàng HSBC): 10.000.000
Có 1111 (Tiền mặt): 10.000.000
Ví dụ 3: Ngày 3/1/2017 Mua cái máy lạnh 20 triệu đã trả bằng tiền mặt cho nhà cung cấp Nguyễn hoàng. Máy lạnh này dung cho phòng kế toán Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng kế toán là Máy lạnh và Tiền mặt. Tiền Mặt giảm và Máy lạnh tăng.
Chúng ta đưa tiền mặt cho nhà cung cấp thì chúng ta đưa tiền cho người ta, chúng ta không còn giữ tiền nữa thì tiền mặt giảm, nhưng chúng ta lại có được máy lạnh nên máy lạnh tăng Máy lạnh nhỏ hơn 30 triệu nên là CCDC mà đã xuất ra dùng cho phòng kế toán, và sử dụng nhiều kỳ nên nó là tài sản và ghi vào Nợ 242 (Vì CCDC tăng). Tiền mặt là 1111 ghi có (Vì 242 đã ghi nợ). Nếu mà CCDC mà nhập kho thì ghi vào 153
Nợ 242 (Chi phí trả trước): 20.000.000
Có 1111 (Tiền mặt): 20.000.000
Ví dụ 4: Ngày 4/1/2017 Mua chiếc xe hơi Camry 2 tỷ chưa trả tiền cho nhà cung cấp Cty Đồng Anh Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng là xe hơi Camry và phải trả nhà cung cấp Cty Đồng Anh. Xe hơi camry tăng vì hồi xưa mình không có xe hơi bây giờ mình có xe hơi nên xe hơi tăng. Nhưng do chưa trả tiền cho nhà cung cấp nên mình phải có nghĩa vụ phải trả tiền cho nhà Cung cấp là Công ty Đồng Anh nên khoản phải trả Công ty Đồng Anh cũng tăng.
Xe hơi là tài sản cố định hữu hình tăng lên nên Ghi nơ 2114. Và Phải trả nhà cung cấp là 331 ghi có vì tài khoản 2114 đã ghi nợ thì tài khoản còn lại 331 phải ghi có hoặc có thể lý luận là TK 331 loại 3 chưa trả tiền nên tăng khoản phải trả mà loại 3 tăng ghi có Nợ 2113 (Phương tiện, vận tải truyển dẫn):2.000.000.000; Có 331: 2.000.000.000
Ví dụ 5: Ngày 5/1/2017 Khách hàng Nguyễn Văn Anh đã chuyển khoản qua ngân hàng VCB để trả tiền cho Công ty chúng ta là 20 triệu. Do khách hàng Nguyễn Văn Anh mua thiếu. Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng là khách hàng Nguyễn Văn Anh và tiền gửi ngân hàng VCB.
Trong đó tiền gửi ngân hàng VCB tăng lên vì mình được nhận tiền. Và khách hàng Nguyễn Văn Anh không còn nợ mình nữa nên khoản nợ của khách hàng Nguyễn Văn Anh giảm tiền gửi ngân hàng là TK 1121 tăng lên vì tiền vào tài khoản Ghi nơ 1121. Nên tài khoản còn lại là phải thu khách hàng TK 131 ghi có.
Hoặc có thể lý luận là phải thu khách hàng TK 131 loại 1 khoản phải thu khách hàng giảm xuống nên ghi có Nợ 1121 VCB (Tiền gửi ngân hàng VCB): 20.000.000 Có 131 ANH (Phải thu khách hàng Nguyễn Văn Anh): 20.000.000
Lưu ý chỗ này: Khi phát sinh nghiệp vụ thì chúng ta phải ghi tài khoản con trong danh mục hệ thống thông tư 200 (Ghi tài khoản cấp chi tiết nhất. Nếu tài khoản cấp 1 mà có cấp 2 thì ghi cấp 2 không được ghi cấp 1). Muốn biết ghi tài khoản chi tiết nào thì có vài cách sau:
+Cách 1: Xem thông tư 200/2014/TT-BTC. Sách thông tư 200 là chủ yếu hướng dẫn cho các bạn cách hạch toán nợ và có khi phát sinh 1 nghiệp vụ kinh tế xảy ra chứ không có dạy ta cách lập chứng từ và cách ghi sổ. Các bạn lưu ý chỗ này. Nên đọc sách thông tư 200 là kỹ năng hạch toán nợ có của chúng ta sẽ nâng lên
+Cách 2: Tìm kiếm và giải bài tập trên mạng
Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các bạn biết cách học thuộc danh mục hệ thống tài khoản và biết cách làm sao để hạch toán (định khoản được) nợ và có
Nguyên lý kế toán chúc bạn thành công.
>>>Bài viết tham khảo: Học kế toán thực hành ở đâu tốt tại Hà Nội và Tphcm
Không có bình luận