Ví dụ nghiệp vụ kế toán các khoản đầu từ vào công ty liên doanh, liên kết
- By :
- Category : Tổng hợp
Để giúp kế toán hiểu rõ hơn về các nghiệp vụ kế toán các khoản đầu từ vào công ty liên doanh, liên kết. Nguyên lý kế toán xin gửi đến bạn một vài ví dụ tiêu biểu và dễ hiểu nhất về các nghiệp vụ này. Mời bạn đọc cùng tham khảo và cùng luyện tập.
Ví dụ 1: Xác định khoản đầu tư vào công ty liên doanh
Công ty A và B cùng góp vốn để thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát C với tỷ lệ vốn góp của mỗi bên là 50%, cá Công ty A và Công ty B đều có quyền đồng kiểm soát đối với Công ty C. Khi đó, Công ty C được coi là công ty liên doanh của Công ty A và công ty B.
Ví dụ 2: Xác định nhà đầu tư được coi là có ảnh hưởng đáng kể
Công ty cổ phần có 100 nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư BIG nắm giữ 10% quyền biểu quyết, 90% quyền biểu quyết còn lại chia đều cho 99 nhà đầu tư cá thể. Do vậy, nhà đầu tư BIG mặc dù chỉ nắm giữ 10% quyền biểu quyết nhưng lại đóng vai trò cổ đồng lớn nhất là vì thế nhà đầu tư BIG vẫn có thể ảnh hưởng đáng kể đối với Công ty cổ phần loại hình xuất nhập khẩu
Ví dụ 3: Ví dụ minh họa kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết
– Ngày 1/4/2018, Công ty TNHH Hoàn Kiếm là doanh nghiệp độc lập và không có công ty con mua 30% tài sản thuần của Công ty TNHH Ba Đình với số tiền là 9.000 triệu đồng, trong đó:
+ Trả bằng tiền mặt là 2.000 triệu đồng
+ Chuyển khỏan cho vay dài hạn thành vốn góp: 3.000 triệu đồng
+ Góp vốn bằng TSCĐ hữu hình: NG: 4.000 triệu đồng; Hao mòn lũy kế: 1.5000 triệu đồng; Giá trị còn lại 2.500 triệu đồng; Giá trị thỏa thuận 3.000 triệu đồng;
+ Góp vốn bằng hàng hóa: Giá trị thỏa thuận 1.000 triệu đồng, giá trị ghi sổ là 900 triệu đồng.
Đồng thời, Công ty TNHH Hoàn Kiếm đạt được những điều kiện có thể ảnh hưởng đáng kế đối với Công ty TNHH Ba Đình. học hành chính nhân sự
– Ngày 1/5/2019, Công ty TNHH Ba Đình thông báo Công ty TNHH Hoàn Kiểm được chia 2 tỷ đồng lợi nhuận của năm 2018;
– Ngày 1/7/2020, Công ty TNHH Hoàn Kiếm bán hàng toàn bộ khoản vốn góp vào công ty TNHH Ba Đình cho một tác khác với giá 10 tỷ đồng bằng tiền gửi ngân hàng.
Nhà đầu tư sẽ ghi nhận các giao dịch trên như sau: khóa học quản trị nhân sự
(1) Ngày 1/4/2018, khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết, kế toán ghi:
Nợ TK 2281: 9.000 triệu đồng
Nợ TK 2141: 1.500 triệu đồng
Có TK 111: 2.000 triệu đồng
Có TK 1288: 3.000 triệu đồng
Có TK 2111: 4.000 triệu đồng
Có TK 156: 900 triệu đồng
Có TK 711: (1.000 triệu đồng – 900 triệu đồng) + (3.000 triệu đồng – 2.500 triệu đồng) = 600 triệu đồng
(2) Ngày 1/5/2019, Công ty TNHH Hoàn Kiếm nhận được thông báo về việc được chia lợi nhuận của năm 2018 và xác định như sau:
Do khoản đầu tư được mua vào ngày 1/4/2018 nên Công ty TNHH Hoàn Kiếm nắm giữ tài sản thuần của Công ty Ba Đình trong 9 tháng. Vì vậy, 75% số lợi nhuận được nhận của năm 2018 được ghi nhận là doanh thu tài chính. Khoảng thời gian 3 tháng, từ 1/1 đến 31/3/2018, là giai đoạn trước khi mua khoản đầu ty nên 25% số lợi nhuận của năm 2018 được ghi nhận là khoản giảm trừ giá gốc khoản đầu tư.
Kế toán ghi: cách tính thuế nhập khẩu
Nợ TK 138: 2.000 triệu
Có TK 515: 1.500 triệu
Có TK 2281: 500 triệu
(3) Ngày 1/7/2020, Công ty TNHH Hoàn Kiếm bán toàn bộ khoản vốn vào Công ty TNHH Ba Đình cho 1 đối tác khác với giá 10 tỷ đồng bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 112: 10.000 triệu
Có TK 2281: 9.000 triệu
Có TK 515: 1.000 triệu quản trị nhân sự là gì
Ví dụ 4: Hạch toán khoản vốn góp vào công ty liên doanh
Công ty A và B cùng góp vốn để thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát C. Công ty A góp 50% vốn bằng nhà xưởng có giá trị còn lại theo số theo số kế toán là 1.000.000.000 đ ( Khấu hao lũy kế 400.000.000 đ). Các bên tham gia liên doanh cùng đánh giá lại và xác định giá trị của nhà xưởng này là 1.000.000.000 đ và thời gian sử dụng hữu ích của TS là 10 năm. Công ty B góp vốn bằng tiền mặt với số tiền tương ứng 1.100.000.000 đ.
Công ty A hạch toán như sau: khóa học nguyên lý kế toán
Nợ TK 2281: 1.100.000.000 đ
Nợ TK 2141: 400.000.000 đ
Có TK 711: 100.000.000 đ
Có TK 2111: 1.4000.000.000 đ
Ví dụ 5: Giao dịch bán hàng giữa bên góp vốn và công ty liên doanh
Ba công ty A, B, C cùng góp vốn và có quyền đồng kiểm soát tại công ty D. Tháng 12/ 2018 công ty A bán hàng hóa cho công tu D ( giá vốn là 700.000.000 dd, giá bán 1.000.000.000 đ, chưa có thuế GTGT, biết rằng thuế GTGT là 10% và tính nộp theo phương pháp khấu trừ thuế). Biết rằng kết thúc năm 2018 Công ty liên doanh D vẫn chưa bán được số hàng tồn kho cuối năm 2018 của công ty D). Tháng 3/2019, Công ty D mới bán được cho một bên thứ ba độc lập.
Việc hạch toán bán hàng của Công ty cho công ty liên doanh được thực hiện như trường hợp bán cho các đối tác khác, cụ thể như sau:
– Khi xuất kho thành phẩm, hàng hóa để bán, ghi:
Nợ TK 632: 700.000.000 đ
Có TK 156: 700.000.000đ
Căn cứ vào hóa đơn bán hàng cho Công ty D, ghi: Defered L/C
Nợ TK 131: 1.100.000.000 đ
Có TK 511: 1.000.000.00 đ
Có TK 3331: 100.000.000 đ
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu phát sinh từ giao dịch bán hàng hóa cho công ty liên doanh D ( không hoàn lại phần lợi ích tương ứng với phần sở hữu của mình trong công ty liên doanh), ghi:
– Kết chuyển doanh thu bán hàng: diễn đàn kế toán việt nam
Nợ TK 511: 1.000.000.000 đ
Có TK 911: 1.000.000.000 đ
– Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911: 700.000.000 đ
Có TK 632: 700.000.000 đ
Ví dụ 6: Về trình bày báo cáo tài chính liên quan đến các khoản bảo lãnh
Công ty B là công ty liên kết của công ty A. Năm 2018, Công ty B mất khả năng thanh toán khoản nợ vay. Giả sử sang năm 2020, Công ty B mất khả năng thanh toán khoản nợ vay. Trường hợp này, công ty A phải trình bày trên báo cáo tài chính của mình về trách nhiệm và nghĩa vụ thanh toán đối với khoản nợ vay đã bảo lãnh cho công ty B.
>>>>Xem thêm: Hạch toán tài khoản 222 đầu tư vào công ty liên doanh liên kết
Trên đây, là bài tập về kế toán tài sản cố định. Các bạn hãy chủ động tìm hiểu nắm chắc kiến thức và làm thật nhiều bài tập, qua đó sẽ củng cố và rút ra những kiến thức đã học so sánh với thực tế.Từ đó có thể học hỏi được những kinh nghiệm giúp cho công tác sau này.
Để làm được kế toán thì bạn cần phải nắm chắc phần nguyên lý kế toán. Tham khảo bài viết Học nguyên lý kế toán ở đâu tốt để lựa chọn được địa chỉ học uy tín
Nguyên lý kế toán chúc bạn thành công!
Tags:
- https://nguyenlyketoan net/vi-du-nghiep-vu-ke-toan-cac-khoan-dau-tu-vao-cong-ty-lien-doanh-lien-ket/
Không có bình luận