Công cụ dụng cụ là gì? Cách tính phân bổ CCDC

Cách tính phân bổ CCDC
Tổng hợp

Khi làm công việc kế toán tổng hợp tại Doanh nghiệp sản xuất, thương mại và xây dựng kế toán phải biết công cụ dụng cụ là gì và biết cách tính phân bổ Công cụ dụng cụ và hạch toán. Ở bài viết sau Nguyên lý kế toán sẽ hướng dẫn bạn cụ thể.

1. Công cụ dụng cụ là gì?

– Công cụ dụng cụ (CCDC) là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong thời gian sử dụng công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị giống như tài sản cố định; tuy nhiên do thời gian sử dụng ngắn và giá trị thấp chưa đủ điều kiện để làm tài sản cố định. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC về chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định; thì đối với những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000vnđ; không đủ điều kiện trở thành tài sản cố định thì được xếp vào loại công cụ dụng cụ; và có thời gian phân bổ tối đa không quá 24 tháng. cách học đầu tư chứng khoán

– Những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn để trở thành tài sản cố định theo tiêu chuẩn; thì đều được xếp vào loại công cụ dụng cụ. Khi phân bổ CCDC thì dựa vào tính chất; và giá trị của CCDC thì chúng được chia ra thành nhiều loại khác nhau hàm vlookup nhiều điều kiện

2. Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ

–   Thời gian tính phân bổ chi phí CCDC tối đa không quá 3 năm.

– Thời gian tính phân bổ này được quy định tại khoản 2, điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:

“Đối với tài sản là công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển,… không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.” quản trị nhân sự

3. Phân bổ công cụ dụng cụ

Hàng tháng kế toán cần hạch toán CCDC; để chuyển giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí của doanh nghiệp. Các CCDC có thể phân bổ với thời gian khác nhau.

Dựa vào tính chất và giá trị của CCDC chúng ta chia nó ra làm các loại chính như sau.

3.1 Dựa vào giá trị phân bổ của công cụ dụng cụ

–   Phân bổ 1 lần (100%): thuật ngữ logistics

Loại phân bổ này thường có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng không lâu; nên thường được đưa thẳng vào chi phí của doanh nghiệp; chúng ta thường coi đó là loại CCDC không cần phân bổ.

–   Phân bổ nhiều lần:

Loại phân bổ này được áp dụng đối với những CCDC có giá trị lớn; và thời gian phân bổ dài. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của chúng nên được chia thành hai nhóm chính; là phân bổ 2 lần và phân bổ nhiều lần trong đó.

+ Loại phân bổ 2 lần được hiểu như sau: Mỗi lần phân bổ sẽ có thời gian; và giá trị được chia thành 2 lần bằng nhau theo tỷ lệ 50:50). khóa học hành chính nhân sự tại tphcm

VD: Một công cụ dụng cụ có trị giá là 8.000.000vnđ được sử dụng trong vòng 6 tháng; và được phân bổ thành 2 lần. Như vậy CCDC này chúng ta sẽ thực hiện phân bổ bằng cách chia đều thời gian phân bổ; và trị giá của CCDC đó thành 2 phần bằng nhau; và sau 3 tháng chúng ta lại tiến hành phân bổ 1 lần mỗi lần có giá trị là 4.000.000vnđ.

+ Loại phân bổ nhiều lần được hiểu như sau: Giá trị phân bổ của công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần tối đa không quá 36 tháng; theo thông tư 45/2013 ban hành ngày 25/04/2013; thì giá trị của CCDC sẽ được chia đều cho số kỳ đăng ký phân bổ; mỗi kỳ được hiểu là 1 tháng trong chu kỳ kinh doanh là 12 tháng. Tài khoản sử dụng 142 và 242. Cũng theo Thông tư này những TSCĐ không đủ ghi nhận là công cụ dụng cụ sẽ phải hạch toán chuyển tài sản cố định thành công cụ dụng cụ. khóa học xuất nhập khẩu online

3.2 Theo tính chất của công cụ dụng cụ

+ Các loại công cụ dụng cụ phục vụ công tác xây dựng cơ bản như dàn giáo, coppha, dụng cụ lắp đặt chuyên nghiệp, đồ sành, sứ, bao bì hay bảo hộ lao động. khóa học quản trị nhân sự

3.3 Phân bổ theo các yếu tố khác

Ngoài ra chúng ta còn có một số những công cụ dụng cụ được phân loại tùy vào tính chất quản lý, mục đích sử dụng, phục vụ cho công việc như sau.

+ Công cụ dụng cụ.

+ Đồ dùng cho thuê.

+ Bao bì luân chuyển.

+ Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh.

+ Công cụ dụng cụ dùng cho quản lý.

+ Công cụ dụng cụ dùng cho mục đích khác.

4. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ

Giá trị phân bổ hàng năm = Giá trị công cụ dụng cụ/Thời gian phân bổ

(Thời gian phân bổ không quá 3 năm)

Giá trị phân bổ hàng kỳ (tháng) = Giá trị phân bổ hàng năm/12 (tháng)

 5. Hạch toán công cụ dụng cụ

5.1 Mua công cụ dụng cụ về nhập kho

Nợ TK 153: Giá trị mua CCDC chưa thuế GTGT

Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT khóa học logistics tại thành phố hồ chí minh

     Có TK 111/ TK 112/ TK 331: Tổng tiền mua hàng

5.2 Xuất công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh

– Trước khi xuất kho sử dụng phải xác định công cụ dụng cụ mua về sử dụng cho bộ phận nào, xác định ngày đưa công cụ dụng cụ vào sử dụng và thời gian phân bổ công cụ dụng cụ.

– Nếu công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ và sử dụng cho 1 kỳ kế toán thì hạch toán toàn bộ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Nợ TK 623/ TK 627/ TK 641/ TK 642: Giá trị công cụ dụng cụ

     Có TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC:

Nợ TK 154/ TK 6421/ TK 6422: Giá trị công cụ dụng cụ

     Có TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ

–   Nếu công cụ dụng cụ có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ kế toán phải hạch toán vào tài khoản 242 – Chi phí trả trước:

Nợ TK 242: Giá trị công cụ dụng cụ

     Có TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ

Đến cuối tháng, tiến hành hạch toán phân bổ chi phí công cụ dụng cụ trong tháng đó cho từng bộ phận sử dụng:

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Nợ TK 623/ TK 627/ TK 641/ TK 642: Giá trị phân bổ 1 kỳ

     Có TK 242: Giá trị phân bổ 1 kỳ

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC:

Nợ TK 154/ TK 6421/ TK 6422: Giá trị phân bổ 1 kỳ

     Có TK 242: Giá trị phân bổ 1 kỳ

Để làm được kế toán thì bạn cần phải nắm chắc phần nguyên lý kế toán. Các bạn có nhu cầu học thêm nguyên lý kế toán có thể tham khảo bài viết Khoá học Nguyên lý kế toán online để lựa chọn được địa chỉ học uy tín.

>>> Xem thêm: Thời gian trích khấu hao tài sản cố định và cách hạch toán

Rate this post
Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

08 Yếu Tố Chứng Từ Kế Toán Cần Phải Có
Tổng hợp
08 Yếu Tố Chứng Từ Kế Toán Cần Phải Có

Chứng từ kế toán có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ thông tin, kiểm soát tài sản và nắm bắt hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bài viết sau Nguyên lý kế toán chia sẻ đến bạn đọc về 8 yếu tố chứng từ kế toán cần phải …

hạch toán tài khoản 113
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Hạch Toán Tài Khoản 113 – Tiền Đang Chuyển Theo Thông Tư 200, 133

Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển là tiền của đơn vị làm thủ tục chuyển tiền về ngân hàng, kho bạc hoặc gửi qua đường bưu điện để chuyển về ngân hàng, kho bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng và Kho bạc …

cac-loai-hinh-doanh-nghiep-o-viet-nam
Tổng hợp
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Ở Việt Nam, Bảng So Sánh Chi Tiết

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam là một chủ đề quan trọng và thú vị, bởi vì nó liên quan đến các quy định pháp luật, thuế, trách nhiệm và lợi ích của các chủ doanh nghiệp và các bên liên quan. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có …