Thời gian trích khấu hao tài sản cố định và cách hạch toán

thời gian trích khấu hao TSCĐ và cách hạch toán
Tổng hợp
3

Để xác định thời gian trích khấu hao cho tài sản cố định khi Doanh nghiệp mua tài sản cố định về, kế toán phải dựa vào khung thời gian trích khấu hao được quy định tại phụ lục 01 thông tư 45/2013/TT-BTC. Nếu trích sớm hơn hoặc muộn hơn khoảng thời gian đó thì sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp kỳ đó. Ở bài viết sau Nguyên lý kế toán sẽ hướng dẫn bạn Thời gian trích khấu hao tài sản cố định và cách hạch toán. 

1. Thời gian trích khấu hao tài sản cố định

1.1 Tài sản cố định hữu hình mới được trích khấu hao theo thời gian trong khung như sau:

 

Danh mục các nhóm tài sản cố định

Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm) Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)

A – Máy móc, thiết bị động lực

1. Máy phát động lực 8 15
2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí. 7 20
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện 7 15
4. Máy móc, thiết bị động lực khác 6 15
B – Máy móc, thiết bị công tác
1. Máy công cụ 7 15
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng 5 15
3. Máy kéo khả năng thanh toán tức thời 6 15
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp 6 15
5. Máy bơm nước và xăng dầu 6 15
6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại 7 15
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất 6 15
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh 10 20
9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác 5 15
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm 7 15
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt 10 15
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc 5 10
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy 5 15
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm 7 15
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế 6 15
16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình  kết chuyển thuế gtgt 3 15
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm 6 10
18. Máy móc, thiết bị công tác khác 5 12
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu 10 20
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí. 7 10
21. Máy móc thiết bị xây dựng 8 15
22. Cần cẩu 10 20
C – Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học 5 10
2. Thiết bị quang học và quang phổ 6 10
3. Thiết bị điện và điện tử 5 10
4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá 6 10
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ 6 10
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt 5 10
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác 6 10
8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc 2 5
D – Thiết bị và phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải đường bộ 6 10
2. Phương tiện vận tải đường sắt 7 15
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ 7 15
4. Phương tiện vận tải đường không 8 20
5. Thiết bị vận chuyển đường ống 10 30
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng 6 10
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác 6 10
E – Dụng cụ quản lý quản trị nhân sự chuyên nghiệp
1. Thiết bị tính toán, đo lường 5 8
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý 3 8
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác 5 10
G – Nhà cửa, vật kiến trúc
1. Nhà cửa loại kiên cố. 25 50
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe… 6 25
3. Nhà cửa khác. 6 25
4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi… 5 20
5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng. 6 30
6. Bến cảng, ụ triền đà… 10 40
7. Các vật kiến trúc khác 5 10
H – Súc vật, vườn cây lâu năm
1. Các loại súc vật khóa học hành chính nhân sự tại hà nội 4 15
2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm. 6 40
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh.  2 8
I – Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên. 4 25
K – Tài sản cố định vô hình khác. 2 20

1.2. Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau: 

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ cũ =

 

Giá trị hợp lý của TSCĐ
___________________________

x

 

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo khung thời gian như trên.

Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100%(hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)

Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác. quản trị nhân sự

Mỗi tài sản chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao một lần và phải phù hợp với khung khấu hao.

Xem thêm: Cách kết chuyển thuế GTGT đầu vào và đầu ra

2. Hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ hàng tháng

– Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán khoản Chi phí trích khấu hao TSCĐ trong tháng đó, theo từng Bộ phận sử dụng: nguyên lý kế toán cơ bản

Nợ TK 154 – Bộ phận sản xuất (Theo TT 133)

Nợ TK 6421 – Bộ phận Bán hàng (Theo TT 133)

Nợ TK 6422 – Bộ phận Quản lý (Theo TT 133)

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Theo TT 200)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Theo TT 200)

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Theo TT 200)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo TT 200)

     Có TK 2141 — Hao mòn Tài sản cố định Hữu hình

     Có TK 2142, 2143, 2147 (Tùy từng loại TSCĐ) các loại hình xuất nhập khẩu

Chú ý: Chỉ hạch toán trích khấu hao tới khi bằng nguyên giá (Bên TK 211)

VD: Một Doanh nghiệp mua máy tính trị giá 30tr, đăng ký trích khấu hao 3 năm, nhưng khi khấu hao hết 3 năm DN vẫn sử dụng máy tính đó bình thường. => Thì DN chỉ được trích khấu hao đến hết năm 3 với giá trị 30tr.

Để làm được kế toán thì bạn cần phải nắm chắc phần nguyên lý kế toán. Các bạn có nhu cầu học thêm nguyên lý kế toán có thể tham khảo bài viết Khoá học Nguyên lý kế toán online để lựa chọn được địa chỉ học uy tín.

>>> Xem thêm: Các trường hợp ghi nhận doanh thu theo đúng quy định (phần 2)

Rate this post
3 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tổng hợp
Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 1, 2, 3 [Hướng Dẫn Giải]

Nguyên lý kế toán là một trong những môn học nền tảng, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kiến thức cơ bản cho sinh viên ngành kinh tế, tài chính và kế toán. Để hiểu rõ và vận dụng hiệu quả các kiến thức lý thuyết vào …

Tổng hợp
Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Gồm Những Gì?

Thuyết minh báo cáo tài chính là phần không thể thiếu trong bộ báo cáo tài chính, cung cấp những giải thích chi tiết giúp hiểu rõ hơn các con số tài chính. Vậy thuyết minh báo cáo tài chính là gì và bao gồm những gì? Bài viết dưới …

Sách nguyên lý kế toán ứng dụng - Kế toán Lê Ánh
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Review Sách Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng Kế Toán Lê Ánh

Cuốn sách “Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng” là một tài liệu hữu ích dành cho những ai muốn nắm vững kiến thức kế toán từ cơ bản đến nâng cao. Được biên soạn bởi TS. Lê Ánh (CEO trung tâm kế toán Lê Ánh), một chuyên gia uy tín …