Cách lập tờ khai thuế nhà thầu mẫu 01/NTNN

Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài 01/NTNN
Tổng hợp

Các doanh nghiệp tại Việt Nam có trách nhiệm đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong phạm vi 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng.

Bài viết sau Nguyên lý kế toán sẽ Hướng dẫn cách lập tờ khai thuế nhà thầu mẫu 01/NTNN dành cho trường hợp bên VN khấu trừ và nộp thuế thay cho Nhà thầu nước ngoài, thực hành trên phần mềm HTKK mới nhất.

1.Các bước lập tờ khai thuế nhà thầu mẫu 01/NTNN

Nếu bạn nào nôp bản cứng có thể tải mẫu tờ khai thuế nhà thầu mẫu 01/NTNN ban hành kèm theo Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính

Đăng ký mã số thuế Nhà thầu nước ngoài theo mẫu 04.1-ĐK-TCT và bảng kê các hợp đồng nhà thầu theo mẫu 04.1-ĐK-TCT-BK. Hồ sơ nộp đính kèm tờ khai đăng ký MST là Hợp đồng với Nhà thầu nước ngoài.   

– Đăng nhâp vào phần mềm HTKK, Chọn: “Thuế nhà thầu” -> “Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài 01/NTNN”, như hình dưới: thuật ngữ logistics

Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài 01/NTNN

  • Chọn kê khai theo từng lần phát sinh

kê khai theo từng lần phát sinh

– Sau khi chọn xong, màn hình xuất hiên tờ khai như hình dưới;

Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài 01/NTNN

2.Cách lâp tờ khai thuế nhà thầu mẫu 01/NTNN chi tiết từng chỉ tiêu:

Cột 1: “Nội dung”

– Chỉ tiêu này phản ánh nội dung công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo từng hợp đồng ký kết với Bên Việt Nam. Người nộp thuế khai vào chỉ tiêu này chi tiết các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ của Nhà thầu theo các nhóm ngành nghề tương ứng theo hợp đồng, với các mức tỷ lệ GTGT, tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu… khác nhau.

+ Trường hợp Bên Việt Nam ký hợp đồng với nhiều Nhà thầu nước ngoài hoặc một Nhà thầu nước ngoài nhưng có nhiều hợp đồng Nhà thầu thì kê khai riêng theo từng hợp đồng thầu.

dụ: Doanh nghiệp A tại Việt Nam ký hợp đồng mua dây chuyền máy móc thiết bị cho Dự án Nhà máy xi măng với Doanh nghiệp B tại nước ngoài. Doanh nghiệp B sẽ thực hiện bán máy móc thiết bị và cung cấp dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, giám sát lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng cho Doanh nghiệp A:

+ Thì tại cột (1) “Nội dung” của Tờ khai được ghi như sau:

+ Trường hợp trong hợp đồng Nhà thầu có các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ tính thuế theo tỷ lệ GTGT, tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu khác nhau thì NNT khai thuế tách riêng giá trị của từng hoạt động kinh doanh; nếu không tách riêng được thì khai chung vào một dòng và áp dụng tỷ lệ GTGT, tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng.

Cột 2: “Mã số thuế”

– Ghi mã số thuế của các Nhà thầu nước ngoài.

Cột 3: “Hợp đồng số … ngày … tháng …”

– Ghi số hợp đồng và ngày, tháng ký hợp đồng.

Cột 4: “Số tiền thanh toán kỳ này”

– Ghi số tiền thực thanh toán trong kỳ của Bên Việt Nam cho Nhà thầu nước ngoài. Số tiền thanh toán được kê khai chi tiết theo từng nội dung công việc trong hợp đồng.

– Trường hợp trong tháng có nhiều lần thanh toán cho cùng một hợp đồng Nhà thầu, số tiền ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số tiền thanh toán trong tháng.

Cột 5: “Ngày thanh toán”

– Ghi ngày thanh toán tương ứng với số tiền cho từng hoạt động kinh doanh của từng hợp đồng.

– Trường hợp khai thuế Nhà thầu theo tháng mà trong tháng có nhiều lần thanh toán thì không kê khai chỉ tiêu này mẫu giấy ủy quyền nhận tiền

Cột 6: “Doanh thu tính thuế GTGT”

– Ghi doanh thu tính thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, chưa trừ các khoản thuế phải nộp mà Nhà thầu nước ngoài nhận được, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu (nếu có).

– Người nộp thuế xác định tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu tính thuế đối với hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng và ghi vào chỉ tiêu này.

– Tỷ lệ (%) GTGT được quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ tài chính và được xác định cho từng ngành nghề cụ thể như sau:

STT Ngành kinh doanh Tỷ lệ % thuế GTGT
1 Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 5
2 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 3
3 Hoạt động kinh doanh khác 2

– Chi tiết đối với 1 số trường hợp các bạn xem thêm tại mục: Cách tính thuế nhà thầu nước ngoài bên trên nhé.

Cột 8: “Thuế suất thuế GTGT”

Nội dung: Doanh nghiệp B

– Bán dây chuyền máy móc thiết bị

– Dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, giám sát lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng

– Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ghi vào chỉ tiêu này là mức thuế suất quy định tại Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Cột 10: “Doanh thu tính thuế TNDN”

– Doanh thu tính thuế TNDN của nhà thầu nước ngoài là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT, chưa trừ các khoản thuế phải nộp (nếu có) mà Nhà thầu nước ngoài nhận được. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).

– Chi tiết cách xác định các bạn click vào chữ: Cách tính thuế nhà thầu nước ngoài bên trên nhé.

Cột 11: “Tỷ lệ thuế TNDN”

– Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu được quy định tại Thông tư 103/2014/TT- BTC ngày 06/08/2014 của Bô tài chính và được xác định cho từng ngành nghề, cụ thể như sau:

STT Ngành kinh doanh Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
1 Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam {bao gồm cả cung cấp hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài); cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của Các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms} 1
2 Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan 5
Riêng:

– Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino;

10
– Dịch vụ tài chính phái sinh 2
3 Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển 2
4 Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 2
5 Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển (bao gồm vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng không) 2
6 Chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm 0,1
7 Dịch vụ tài chính phát sinh 2
8 Lãi tiền vay 5
9 Thu nhập bản quyền 10

Cột 12: “Số thuế được miễn giảm theo Hiệp định”

– Nếu thuộc diện miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì ghi vào chỉ tiêu này.

>>>>Xem thêm: Cách hạch toán tài khoản 133 thuế GTGT khấu trừ

Trên đây Hướng dẫn cách lâp tờ khai thuế nhà thầu mẫu 01/NTNN. Mong bài viết sau có ích cho bạn đọc.

Để làm được kế toán thì bạn cần phải nắm chắc phần nguyên lý kế toán. Tham khảo bài viết Học nguyên lý kế toán ở đâu tốt để lựa chọn được địa chỉ học uy tín

Nguyên lý kế toán chúc bạn thành công!

Rate this post
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tổng hợp
Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 1, 2, 3 [Hướng Dẫn Giải]

Nguyên lý kế toán là một trong những môn học nền tảng, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kiến thức cơ bản cho sinh viên ngành kinh tế, tài chính và kế toán. Để hiểu rõ và vận dụng hiệu quả các kiến thức lý thuyết vào …

Tổng hợp
Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Gồm Những Gì?

Thuyết minh báo cáo tài chính là phần không thể thiếu trong bộ báo cáo tài chính, cung cấp những giải thích chi tiết giúp hiểu rõ hơn các con số tài chính. Vậy thuyết minh báo cáo tài chính là gì và bao gồm những gì? Bài viết dưới …

Sách nguyên lý kế toán ứng dụng - Kế toán Lê Ánh
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Review Sách Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng Kế Toán Lê Ánh

Cuốn sách “Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng” là một tài liệu hữu ích dành cho những ai muốn nắm vững kiến thức kế toán từ cơ bản đến nâng cao. Được biên soạn bởi TS. Lê Ánh (CEO trung tâm kế toán Lê Ánh), một chuyên gia uy tín …