Các nguyên tắc kế toán chung

nguyên tắc kế toán
Lý thuyết nguyên lý kế toán

Trong công tác kế toán, khi tính giá các đối tượng, người làm kế toán cần phải am hiểu và vận dụng các nguyên tắc kế toán chung. Vậy các nguyên tắc kế toán chung đó là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Nguyên Lý Kế Toán

Xem thêm: Luân chuyển chứng từ kế toán là gì

 1. Nguyên tắc kế toán chung

Nguyên tắc kế toán chung
Nguyên tắc kế toán chung

Nguyên tắc giá gốc

Nguyên tắc này yêu cầu khi xác định giá trị các đối tượng kế toán, đơn vị phải căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh hình thành nên tài sản. Chi phí này gọi là giá gốc hay giá vốn ban đầu.

Giá gốc không thay đổi khi giá thị trường thay đổi trừ trường hợp được đánh giá lại tài sản theo quy định của nhà nước hoặc yêu cầu của công tác quản lý. 

Nguyên tắc khách quan

Nguyên tắc khách quan đòi hỏi các tài liệu do kế toán cung cấp các số liệu do kế toán phản ánh phải mang tính khách quan, trung thực dựa trên các bằng chứng xác thực là cơ sở để  thẩm tra khi cần thiết.                    kế toán xây lắp

Để thực hiện yêu cầu của nguyên tắc này, kế toán phải sử dụng các thước đo tiêu chuẩn. Số liệu ghi sổ kế toán phải dựa trên những bằng chứng có thể kiểm tra được.

Nguyên tắc nhất quán

Nguyên tắc nhất quán yêu cầu kế toán phải sử dụng thống nhất các phương pháp, các chính sách kế toán khi tính toán giá trị của các đối tượng giữa các kỳ kế toán với nhau.

Trường hợp buộc phải thay đổi phương pháp, chính sách tính giá thì kế toán phải nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

Nguyên tắc thận trọng

Nguyên tắc thận trọng xuất hiện khi đơn vị cần ước tính hoặc phán đoán những đại lượng trong điều kiện không chắc chắn.

Nguyên tắc này đòi hỏi thu nhập được ghi nhận khi có chứng cứ chắc chắn còn chi phí được ghi nhận khi có chứng cứ có thể.

Trong việc tính giá, nguyên tắc này yêu cầu kế toán lựa chọn phương pháp nào tạo ra thu nhập nhỏ hơn hoặc giá trị tài sản được nhỏ hơn vì như vậy nó sẽ đảm bảo cho khoản thu nhập hoặc tài sản có giá trị chắc chắn hơn. bằng kế toán trưởng

Nguyên tắc trọng yếu

Nguyên tắc trọng yếu cho rằng những sai sót nhỏ là không trọng yếu nếu các khoản mục này không làm ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, không tác động đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin.

Vì vậy, khi tính giá các đối tượng kế toán có thể bỏ qua những thông tin không trọng yếu, nhưng nhất thiết phải phản ánh các thông tin trọng yếu. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.            kế toán công ty xây lắp

2. Một số nguyên tắc cụ thể

nguyên tắc kế toán
nguyên tắc kế toán

Nguyên tắc 1: Xác định đối tượng tính giá phù hợp

Về mặt kế toán có thể phân chia hoạt động của doanh nghiệp thành các quá trình hoạt động khác nhau, cụ thể hoạt động của doanh nghiệp sản xuất có thể chia thành ba quá trình: Quá trình cung cấp, quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp thương mại sẽ không có quá trình sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ có quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ. Với mỗi quá trình, kế toán phải xác định được giá trị cho các đối tượng cụ thể. học nghiệp vụ kế toán

Trong quá trình tạo lập các yếu tố đầu vào, đối tượng cần tính giá là tài sản cố định, nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua vào…Đối tượng tính giá trong quá trình sản xuất là thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang. Với quá trình tiêu thụ, đối tượng cần tính giá là giá bán và giá vốn hàng hóa tiêu thụ, của dịch vụ cung cấp.. khóa học xuất nhập khẩu

Nguyên tắc 2: Phân loại chi phí hợp lý

Có nhiều yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị của đối tượng tính giá, có loại liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tính giá, có loại liên quan gián tiếp.

Vì vậy, kế toán cần phân loại chi phí một cách hợp lý, khoa học để tạo điều kiện cho việc tính giá. Việc phân loại chi phí được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi một cách phân loại có một tác dụng khác nhau trong quản lý và hạch toán.

Để phục vụ cho việc tính giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, chi phí cần được phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí hay theo công dụng kinh tế. diễn đàn bảo hiểm xã hội

*Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế

Theo cách phân loại này chi phí của các đơn vị kế toán gồm các yếu tố chi phí sau:

Chi phí nhân công: bao gồm các khoản tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp.      kế toán xây lắp công trình

Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm giá mua, chi phí thu mua nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Yếu tố này bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật chính phụ, chi phí nhiên liệu, phu  tùng thay thế, chi phí nguyên liệu khác. 

Chi phí công cụ dụng cụ: bao gồm giá mua của công cụ dụng cụ sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm khấu hao của tất cả các tài sản phục vụ  hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm giá dịch vụ từ bên ngoài cung cấp cho hoạt doanh  kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí bảo hiểm, thuê nhà xưởng, dịch vụ vận chuyển, quảng cáo, gia công chế biến sản phẩm…

Chi phí khác bằng tiền…

*Phân loại theo công dụng kinh tế (theo khoản mục)

Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp gồm:

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm các loại nguyên vật liệu và vật liệu sản xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng.        kế toán trong doanh nghiệp xây lắp

Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí này bào gồm tiền lương phải trả cho bô phận công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và những khoản trích theo lương của ho được tính vào các chi phí.

Cần phải chú ý rằng, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương  của bộ phận công nhân phục vụ hoạt động chung của bộ phận thì không bao giờ trong khoản mục chi phí này mà được tính là một phần của khoản mục chi phí sản xuất  chung. học xuất nhập khẩu tại tphcm

Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng để phục vụ hoặc quản lý quá trình trong quá trình  sản xuất sản phẩm.

Khoản mục chi phí này bao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất , tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao, sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng,..                  hạch toán kế toán xây lắp

Đối với doanh nghiệp xây lắp, thực hiện xây lắp công trinh  theo phương thức hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bắng máy tính thi đơn vị có thêm khoản mục Chi phí máy thi công để phản ánh chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xay lắp công trình. Còn đối với doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thi không cần khoản mục chi phí này ma tính vào 3 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Chi phí bán hàng: Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm. Có thể kể đến các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ thánh phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao các phương tiện vận chuyển, tiền lương cho nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo,.. ứng dụng bsc và kpi trong quản trị doanh nghiệp

Chi phí quảng lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên giác ngộ toàn doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác,..

Chi phí tài chính: Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi liên quan đến việc huy động và sử dụng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị kế toán.

Chi phí khác: Là các chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp

Nguyên tắc 3: Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp

Một số khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tính giá nhưng không thể tách riêng ra được. Vì thế, cần lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý gần sát với mức tiêu hao thực tế.

Thuộc những chi phí cần phân bổ này có thể bao gồm cả chi phí vật liệu, nhân công trực tiếp (do trong cùng một khoảng thời gian, một nhóm nhân công cùng tham gia chế tạo ra một sô sản phẩm bằng cùng một lượng nguyên, vật liệu), chi phí sản xuất chung (là những chi phí chung phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất), chi phí vận chuyển, bốc dỡ,…  học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội

Tiêu thức phân bổ chi phí cho từng đối tượng tính giá phụ thuộc vào quan hệ của chi phí và đối tượng tính giá. Thông thường, các tiểu thức được lựa chọn là tiêu thức phân bổ chi phí theo hệ số, theo định mức, theo giờ làm việc, theo tiền lương công nhân sản xuất, theo chi phí vật liệu chính, theo số lượng, trọng lượng vật tư, sản phẩm,…

Chi phí phân bổ cho các đối tượng theo công thức:

Ci = H * Ti

Trong đó:

  • C là tổng chi phí cần phân bổ
  • Ci là chi phí phân bổ cho đối tượng i
  • H là hệ số phân bổ
  • Ti là giá trị tiêu thức phân bổ của đối tượng i

Việc lựa chọn tiêu thực phân bổ nào cần căn cứ vào từng đối tượng cụ thê, dựa trên quan hệ của chi phí với đối tượng tính giá.

Ví dụ, chi phí vận chuyển ,bốc dỡ vật tư, hàng hóa thu mua có thể phân bổ theo trọng lượng  hay theo số lượng vật tư, hàng hóa chuyên chở, bốc dỡ (nếu không phải là hàng cồng kềnh) hay phân bô theo tiền lương công nhân sản xuất (nếu trình độ cơ giới hóa đồng đều và tiền lương công nhân sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất) hoặc theo số giờ máy làm việc (nếu xác định được số giờ máy làm việc cho từng đối tượng

Nguyên lý kế toán chúc bạn thành công!

Tham khảo ngay: Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

5/5 - (1 bình chọn)
Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tượng kế toán là gì
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Cách Xác Định Đối Tượng Kế Toán

Trong lĩnh vực kế toán, việc xác định đối tượng kế toán đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình ghi nhận, phân loại và báo cáo các thông tin tài chính của một tổ chức. Quá trình xác định đối …

hạch toán tài khoản 113
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Hạch Toán Tài Khoản 113 – Tiền Đang Chuyển Theo Thông Tư 200, 133

Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển là tiền của đơn vị làm thủ tục chuyển tiền về ngân hàng, kho bạc hoặc gửi qua đường bưu điện để chuyển về ngân hàng, kho bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng và Kho bạc …

Hạch toán nhập kho thành phẩm theo Thông tư 200
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Hạch Toán Nhập Kho Thành Phẩm Theo Thông Tư 200 và 133

Hạch toán nhập kho thành phẩm là nghiệp vụ quen thuộc đối với kế toán sản xuất doanh nghiệp hoặc đối với những doanh nghiệp nhập kho thành phẩm về để kinh doanh, buôn bán. Thành phẩm là sản phẩm do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản …