Hạch Toán Lãi Tiền Gửi Ngân Hàng – Nguyên Lý Kế Toán

Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng
Tổng hợp

Mỗi tháng trong tài khoản ngân hàng của người thụ hưởng sẽ được cộng 1 khoản lãi tiền gửi ngân hàng, phụ thuộc vào lãi suất ngân hàng đó đưa ra. Vậy khoản lãi đó sẽ được hạch toán như thế nào cho đúng?

Các bạn tham khảo bài viết hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng dưới đây cùng với Nguyên lý kế toán nhé.

>>Tham khảo ngay: Học kế toán thực hành ở đâu tốt tại Hà Nội và Tphcm

Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng
Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng

I. Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng

1. Tài khoản sử dụng

Có nhiều doanh nghiệp lựa chọn mở tài khoản ngân hàng và gửi tiền để đáp ứng công việc sản xuất kinh doanh cũng như hưởng lãi suất khi có tiền rảnh rỗi.

Doanh nghiệp có 2 lựa chọn khi gửi tiền vào ngân hàng sinh lãi suất:

– Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn

– Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn

Một số tài khoản chủ yếu liên quan đến hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng:

1.1.Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng

Tài khoản 112 này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp.

Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…)

Kết cấu tài khoản 112

*Bên Nợ:

Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý và đá quý gửi vào Ngân hàng;

Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ;

*Bên Có:

Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý rút ra từ Ngân hàng;

Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.

*Số dư bên Nợ:

Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn gửi tại Ngân hàng.

1.2.Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Kế toán viên sử dụng tài khoản này để phản ánh số hiện có, tình hình biến động của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trong đó có tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, ngoài ra còn có trái phiếu, tín phiếu và các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn…

Tài khoản 1281 – Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của tiền gửi có kỳ hạn.

Kết cấu tài khoản 128

*Bên Nợ:

– Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng.

*Bên Có:

– Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm.

*Số dư bên Nợ:

– Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có tại thời điểm báo cáo.

1.3.Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Tài khoản 515 dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, trong đó có lãi tiền gửi ngân hàng.

Kết cấu tài khoản 515:

*Bên Nợ:

– Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có);

– Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”.

*Bên Có:

Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.

*Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.

2. Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng

2.1. Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn

+ Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng

– Khi kế toán xuất quỹ tiền mặt chuyển đi:

Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển

Có TK 111 – Tiền mặt.

– Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 113 – Tiền đang chuyển.

+ Thu lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

+ Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

2.2. Hạch toán tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc lâu hơn)

+ Khi doanh nghiệp thực hiện gửi tiền có kỳ hạn, vào thời điểm gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm, căn cứ vào chứng từ gửi tiền có kỳ hạn được cấp, kế toán viên ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có các TK 111, 112

+ Các chi phí liên quan trực tiếp tới việc gửi tiền có kỳ hạn (Chi phí giao dịch, cung cấp thông tin, tư vấn pháp lý…), kế toán viên ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có các TK 111, 112…

+ Trường hợp nhận lãi định kỳ:

-Khi nhận lãi từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm định kỳ mỗi tháng, quý, năm:

Nợ TK 111, 112 (nếu đã thu tiền lãi)

Nợ TK 138 – Phải thu khác 1388 (nếu chưa thu tiền lãi)

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (nếu tiền lãi được nhập luôn vào gốc)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

-Khi thu hồi khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, kế toán viên ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,… (theo giá trị hợp lý)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)

+ Trường hợp nhận lãi cuối kỳ, toàn bộ gốc và lãi của khoản tiền gửi sẽ được thanh toán vào ngày đáo hạn:

Tại thời điểm lập BCTC, kế toán phải tính trước lãi dự thu tương ứng với khoảng thời gian trong năm tài chính mà số tiền gửi phát sinh lãi.

Nợ TK 138

Có TK 515

II. Lãi suất tiền gửi ngân hàng

Khi các kênh đầu tư như vàng, nhà đất liên tục biến động, tiền gửi USD bị giảm xuống 0%… thì việc lựa chọn gửi tiết kiệm tiền VND được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong thời kỳ lạm phát không quá cao, đồng tiền vẫn giữ giá.

Hiện tại lãi suất gửi tiết kiệm tiền Việt Nam ở các ngân hàng nhìn chung cũng tạm chấp nhận được, không quá thấp và cũng không quá cao.

Theo đó, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn phổ biến ở mức từ 0,2 – 7,6%/năm; lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng tại các ngân hàng cao nhất ở ngưỡng 0,3 – 4,9%/năm.

Đối với tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi suất dao động từ 4,8 – 7,1%/năm.

Ở kỳ hạn dài từ 12 tháng lãi suất tại các ngân hàng dao động trong khoảng từ 6,4% – 7,6%

Tiền gửi doanh nghiệp được cho là một lựa chọn thông minh và là kênh đầu tư an toàn. Khi gửi tiền tại ngân hàng, lãi suất tiền gửi luôn là một mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Lựa chọn được những ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi cao nhất sẽ giúp doanh nghiệp nhận được số tiền lớn hơn và những lợi ích nhiều hơn trong tương lai.

Trên đây là cách hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn đọc.

Xem thêm:

Rate this post

Tags:

  • https://nguyenlyketoan net/hach-toan-lai-tien-gui-ngan-hang/
Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cac-loai-hinh-doanh-nghiep-o-viet-nam
Tổng hợp
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Ở Việt Nam, Bảng So Sánh Chi Tiết

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam là một chủ đề quan trọng và thú vị, bởi vì nó liên quan đến các quy định pháp luật, thuế, trách nhiệm và lợi ích của các chủ doanh nghiệp và các bên liên quan. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có …

hạch toán chi phí thuê nhà trên Misa
Tổng hợp
Cách Hạch Toán Tiền Thuê Nhà Trên Misa

Các doanh nghiệp hiện nay thường thuê nhà, văn phòng để mở công ty. Nhưng nhiều kế toán vẫn chưa rõ cách hạch toán chi phí thuê nhà, văn phòng trên phần mềm hợp lý. Trong bài viết này, Nguyên lý kế toán sẽ hướng dẫn chi tiết cách hạch …

hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau trên Misa
Tổng hợp
Hạch Toán Hàng Về Trước Hóa Đơn Về Sau Trên Misa

Khi mua hàng hóa người mua gặp trường hợp hàng đã nhận nhưng chưa có hóa đơn và một thời gian sau mới nhận được hóa đơn, kế toán chưa biết hạch toán trường hợp này như thế nào trên phần mềm cho đúng, hợp lệ. Trong bài viết này, …