Hướng Dẫn Hạch Toán Chi Phí Vận Chuyển – Nguyên Lý Kế Toán

Hạch toán chi phí vận chuyển
Lý thuyết nguyên lý kế toán

Chi phí vận chuyển là gì? Cách hạch toán chi phí vận chuyển như thế nào? Bài viết dưới đây Nguyên Lý Kế Toán thông tin đến bạn đọc khái niệm về chi phí vận chuyển và cách hạch toán chi tiết.

1. Chi Phí Vận Chuyển Là Gì?

Trong quá trình sản xuất kinh doanh và mua bán hàng hóa của doanh nghiệp thì đều phát sinh chi phí vận chuyển, chi phí vận chuyển gắn liền với hoạt động mua hàng. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa thường phát sinh thêm dịch vụ bốc dỡ, nâng hạ, quản lý hàng hóa.

Chi phí vận chuyển là số tiền mà người thuê vận chuyển phải trả cho bên dịch vụ vận chuyển để được vận chuyển hàng hóa theo những điều kiện mà bên thuê và bên cho thuê thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng vận chuyển.

Chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hóa phụ thuộc vào đặc thù hàng hóa và số lượng hàng hóa. Khách hàng thuê dịch vụ có thể lấy hóa đơn vận chuyển hàng hóa từ bên dịch vụ cung cấp để tiến hành hạch toán chi phí mua hàng.

Chi phí vận chuyển là gì

2. Cách Hạch Toán Chi Phí Vận Chuyển

Chi phí mua hàng là những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng, bao gồm các loại chi phí: chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi; chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp mua một món hàng nào đó sẽ phát sinh chi phí mua hàng, kế toán tiến hành hạch toán chi phí này như sau:

Nợ TK 156, 152,155, 211

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 131

»»» Học Kế Toán Thực Hành Ở Đâu Tốt Tại Hà Nội Và TPHCM

3. Cách Phân Bổ Chi Phí Mua Hàng Hóa (Chi Phí Vận Chuyển, Bốc Dỡ Hàng Hóa)

Căn cứ vào hóa đơn các chi phí liên quan đến quá trình mua hàng hóa, kế toán sẽ phân bổ chi phí vận chuyển khi mua hàng hóa cũng như các chi phí liên quan theo tiêu thức số lượng mua hàng và giá trị hàng mua.

Trường hợp doanh nghiệp mua từ 2 hàng hóa trở lên thì chi phí vận chuyển nói riêng và chi phí mua hàng nói chung cần được phân bổ cho từng loại mặt hàng rồi mới tiến hành hạch toán chi phí vận chuyển riêng cho từng mặt hàng vào giá trị nhập kho hay nguyên giá của chúng. Kế toán viên có thể lựa chọn hai cách thức phân bổ chi phí vận chuyển:

  • Phân bổ chi phí theo tiêu thức trị giá hàng mua
  • Phân bổ chi phí theo tiêu thức số lượng hàng mua.

3.1 Phân bổ theo tiêu thức trị giá hàng mua

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng nhập kho = (Tổng chi phí thu mua hàng / Tổng giá trị hàng mua) x Giá trị của từng loại mặt hàng.

Cách phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức trị giá hàng mua mang lại các giá trị có tính chính xác cao, phù hợp với trường hợp hàng nhập có sự chênh lệch giá trị lớn. Tuy nhiên quá trình tính toán sẽ phức tạp hơn trong trường hợp số lượng hàng hóa nhập lớn.

VD: Công ty TNHH ABC tiến hành mua 2 loại mặt hàng, được thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng có chi tiết như sau:

– Mặt hàng là sản phẩm X với số lượng hàng mua là 20 sản phẩm, với đơn giá là 2.000.000đ/sp (chưa bao gồm thuế VAT), tổng giá trị (chưa bao gồm VAT) là 40.000.000đ

– Mặt hàng là sản phẩm Y với số lượng hàng mua là 25 sản phẩm, với đơn giá là 2.500.000đ/sp (chưa bao gồm thuế VAT), tổng giá trị (chưa bao gồm thuế VAT) là 62.500.000đ

– Tổng số lượng của 2 loại mặt hàng là 45 sản phẩm, tổng giá trị (chưa bao gồm thuế VAT) là 102.500.000đ.

– Chi phí vận chuyển hàng hóa là 1.000.000 chưa bao gồm thuế VAT 10% để đưa hai loại hàng hóa này về kho công ty.

Công ty tiến hành phân bổ chi phí theo tiêu thức trị giá hàng mua như sau:

Chi phí vận chuyển sản phẩm X = ( 40.000.000 / 102.500.000 ) x 1.000.000 = 390.243,9

Chi phí vận chuyển sản phẩm Y = 1.000.000 – 390.243,9 = 609.756,1

Hạch toán:

– Nợ TK 156 sản phẩm X: 40.000.000 + 390,243,9 = 40.390.243,9

– Nợ TK 156 sản phẩm Y: 62.500.000 + 609.756,1 = 63.109.756,1

– Nợ TK 133: 10.350.000

– Có TK 112: 113.850.000

3.2. Phân bổ chi phí theo tiêu thức số lượng hàng mua

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng nhập kho = (Tổng chi phí thu mua hàng hóa / Tổng số lượng hàng mua) x số lượng từng mặt hàng mua.

Cách phân bổ chi phí thu mua hàng hóa theo tiêu thức số lượng hàng mua phụ thuộc vào số lượng hàng nhập có ưu điểm tính toán dễ dàng tuy nhiên kết quả mang tính chất tương đối.

Lưu ý: Nếu bạn muốn theo dõi chi phí mua hàng trên hệ thống phần mềm thông qua 1562 thì sau khi phân bổ chi phí mua hàng cần vào hệ thống tổng hợp / chứng từ nghiệp vụ khác để hạch toán chi phí mua hàng chuyển TK 1562 sang TK 1561 (Nợ TK 1561 / Có TK 1562).

VD: Công ty TNHH X tiến hành mua nguyên vật liệu có chi tiết như sau:

– Nguyên vật liệu A với số lượng là 100 kg

– Nguyên vật liệu B với số lượng là 150 kg

– Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu A và B là 1.000.000 đ

Công ty TNHH X tiên hành phân bổ chi phí như sau:

Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu A = (100/250) x 1.000.000 = 400.000

Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu B = 1.000.000 – 400.000 = 600.000

Trên đây là chi tiết chi phí vận chuyển là gì và cách hạch toán chi phí vận chuyển. Hy vọng qua bài viết của Nguyên lý kế toán, các bạn đã có thêm thông tin để giải quyết chi phí vận chuyển của doanh nghiệp

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Tags:

  • https://nguyenlyketoan net/hach-toan-chi-phi-van-chuyen/
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lý thuyết nguyên lý kế toán
Nguyên Lý Kế Toán Là Gì? Tóm Tắt Kiến Thức Nguyên Lý Kế Toán

Nguyên lý kế toán là nền tảng quan trọng trong việc quản lý và ghi chép các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đây là môn học cơ bản mà bất kỳ ai theo đuổi lĩnh vực kinh tế, tài chính, hay kế toán kiểm toán đều phải nắm …

Sách nguyên lý kế toán ứng dụng - Kế toán Lê Ánh
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Review Sách Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng Kế Toán Lê Ánh

Cuốn sách “Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng” là một tài liệu hữu ích dành cho những ai muốn nắm vững kiến thức kế toán từ cơ bản đến nâng cao. Được biên soạn bởi TS. Lê Ánh (CEO trung tâm kế toán Lê Ánh), một chuyên gia uy tín …

Đối tượng kế toán là gì
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Cách Xác Định Đối Tượng Kế Toán

Trong lĩnh vực kế toán, việc xác định đối tượng kế toán đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình ghi nhận, phân loại và báo cáo các thông tin tài chính của một tổ chức. Quá trình xác định đối …