Chiết Khấu Thanh Toán Là Gì? Cách Hạch Toán Chiết Khấu Thanh Toán

Hạch toán chiết khấu thanh toán
Bài tập nguyên lý kế toán

Chiết khấu thanh toán thường được gặp nhiều trong các giao dịch mua và bán của doanh nghiệp bởi trong quan hệ thương mại giữa các công ty, để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng thì các nhà cung cấp thường đưa ra các ưu đãi cho khách hàng với những khoản chiết khấu khác nhau. Vậy chiết khấu thanh toán là gì và cách hạch toán chiết khấu thanh toán như thế nào theo thông tư 200 ?

Trong bài viết này, Nguyên Lý Kế Toán sẽ cung cấp cho các bạn khái niệm, cách hạch toán cũng như các bài tập thường gặp về định khoản chiết khấu thanh toán.

»»»» Học kế toán thực hành ở đâu tốt tại Hà Nội và TPHCM

1. Chiết khấu thanh toán là gì?

Chiết khấu thanh toán là gì

Chiết khấu thanh toán (Cash discount hay Settlement discount) là khoản số tiền được người bán trừ cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng sớm trong thời gian quy định của người bán.

Chiết khấu thanh toán sẽ được hạch toán khi khách hàng thanh toán trong hoặc trước thời hạn mà 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, không liên quan gì đến hàng hóa nên kế toán viên không thể ghi là giảm giá trị hàng hóa tăng giá vốn của doanh nghiệp.

Theo Thông tư 200 của Bộ Tài chính thì tài khoản chiết khấu thanh toán sẽ được ghi nhận là TK 625 (đối với bên bán) và TK 515 (đối với bên mua)

Chứng từ để xác minh và hạch toán Chiết khấu thanh toán bao gồm:

  • Hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng phải ghi rõ tỷ lệ, phần trăm hoặc số tiền chiết khấu thanh toán, ghi rõ thời gian bên bán quy định.
  • Chứng từ hoặc phiếu thu, chi tiền.
  • Chứng từ khấu trừ công nợ.

Phân biệt Chiết khấu thanh toán với Chiết khấu thương mại TT 200:

Bên cạnh chiết khấu thanh toán thì còn có chiết khấu thương mại rất dễ gây nhầm lẫn vì chúng có nội dung đều là khoản lợi của người mua được hưởng do giảm giá trị phải thanh toán tiền hàng. Tuy nhiên, khi xét về bản chất thì chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán khác nhau hoàn toàn.

Chiết khấu thanh toán (Cash discount) Chiết khấu thương mại (Trade discount)
Khái niệm Khoản giảm trừ cho người mua khi thanh toán tiền hàng trước thời hạn hợp đồng  Khoản giảm giá cho khách hàng khi mua hàng hóa với một số lượng lớn
Đặc điểm Không làm giảm doanh thu ghi nhận Làm giảm doanh thu ghi nhận
Xuất hóa đơn Không được trừ vào giá trị hóa đơn (Do hóa đơn đã được xuất ngay tại thời điểm hoàn thành việc cung ứng hàng hóa) Được trừ vào giá trị hóa đơn, xuất hóa đơn với giá trị đã được trừ đi chiết khấu thương mại
Tác động đến các tài khoản thuế (GTGT, TNCN,…) – Không được giảm thuế GTGT

– Là khoản chi phí tài chính của bên cung cấp và là doanh thu hoạt động của bên mua → Tăng thuế TNDN của bên mua và giảm thuế TNDN của bên mua (ghi nhận vào chi phí)

– Nếu người nhận là cá nhân kinh doanh thì khoản chiết khấu phải được khấu trừ 1% thuế TNCN và miễn thuế TNCN nếu người nhận là người tiêu dùng.

– Được giảm thuế GTGT

– Là khoản làm giảm doanh thu ghi nhận của bên bán → Giảm thuế TNDN và giảm thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp

– Nếu người nhận là cá nhân kinh doanh thì chiết khấu trả bằng tiền phải được khấu trừ 1% thuế TNCN và miễn thuế TNCN nếu người nhận là người tiêu dùng.

Tài khoản chiết khấu hạch toán theo Thông tư 200 TK 625 (Người bán)

TK 515 (Người mua)

TK 521 (Người bán)
Mục đích sử dụng Phù hợp với những doanh nghiệp cần đẩy mạnh tốc độ thu hồi nợ Phù hợp với những doanh nghiệp cần đẩy mạnh năng suất bán hàng tồn kho, góp phần hạn chế thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp

2. Hướng dẫn hạch toán Chiết khấu thanh toán

Hạch toán chiết khấu thanh toán

Với chiết khấu thanh toán, người mua lập phiếu thu và người bán lập phiếu chi để nhận và trả khoản chiết khấu được trừ. Căn cứ vào phiếu thu và chi của 2 bên, hạch toán chiết khấu thanh toán sẽ như sau:

Bên bán (Nhà cung cấp): Căn cứ vào phiếu chi

Nợ TK 635: Chi phí tài chính

Có TK 131 (nếu bù trừ luôn vào khoản phải thu khách hàng)

Có TK 111, 112 (nếu trả khoản chiết khấu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản)

Bên mua (Khách hàng): Căn cứ vào phiếu thu

Nợ TK 331 (nếu bù trừ luôn vào khoản phải trả người bán)

Nợ TK 111, 112 (nếu nhận khoản chiết khấu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản)

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

3. Bài tập về định khoản chiết khấu thanh toán

Bài tập 1: Công ty phân đạm Á Nam xuất hàng bán cho công ty Y hàng hóa với tổng giá trị phải thanh toán là 450.000.000 VNĐ, ghi nhận thanh toán bằng chuyển khoản. Khách hàng thanh toán sớm được chiết khấu 1,5% sau 30 ngày xuất hóa đơn tiền hàng (chiết khấu không được trừ vào giá trị hóa đơn). Công ty phân đạm Á Nam thực hiện hạch toán chiết khấu thanh toán bằng chuyển khoản. Công ty Y đã thanh toán sau 24 ngày hóa đơn được xuất.

Với số liệu như trên, kế toán sẽ hạch toán chiết khấu thanh toán như sau:

*Trường hợp 1: Bên bán (Công ty phân đạm Á Nam)

Phản ánh tài khoản chiết khấu thanh toán 1,5% như sau:

Nợ TK 635: 1,5% x 450.000.000 = 6.750.000 đồng

Có TK 112: 1,5% x 450.000.000 = 6.750.000 đồng

*Trường hợp 2: Bên mua (Công ty Y)

Nợ TK 112: 6.750.000 đồng

Có TK 515: 6.750.000 đồng

Bài tập 2: Công ty chế biến thực phẩm G&T mua 700.000.000 VNĐ hàng thanh toán trong vòng 30 ngày được chiết khấu 1,8%. Công ty mua thanh toán trong vòng 10 ngày được hưởng chiết khấu thanh toán = 700.000.000 x 1,8% = 12.600.000 đồng bằng chuyển khoản.

=> Số tiền cần phải trả = 700.000.000 – 12.600.000 = 687.400.000 đồng

Chứng từ chiết khấu:

Chiết khấu thanh toán sẽ không được trừ vào giá trị hóa đơn nên khi thực hiện chiết khấu bên bán sẽ không xuất hóa đơn cho khoản tiền này mà sử dụng các chứng từ như sau:

*TH1: Lập chứng từ thu – chi tiền:

Sau khi bên bán nhận đủ 700.000.000 đồng thì:

  • Bên bán: lập phiếu chi/ UNC: 12.600.000 đồng
  • Bên mua: lập phiếu thu/ BC: 12.600.000 đồng

*TH2: Bù trừ công nợ:

Bên mua trả luôn cho bên bán 687.400.000 đồng

Với TH2 này sẽ không nhìn thấy phiếu thu, chi tiền, mà 2 bên cần có Chứng từ khấu trừ công nợ (thể hiện sẽ chiết khấu luôn khi thanh toán), bên bán sẽ đối chiếu công nợ (xác minh việc bù trừ vào công nợ khi thanh toán)

Hạch toán chiết khấu thanh toán:

Khi thực hiện chiết khấu thanh toán, 2 bên thực hiện các hạch toán như sau:

  • Bên bán (Trả khoản chiết khấu thanh toán)

Nợ TK 635 :12.600.000 đồng

Có: TK 112 (TK 131): 12.600.000 đồng

  • Bên mua (Hưởng khoản chiết khấu thanh toán)

Nợ TK 112 (TK 331): 12.600.000 đồng

Có TK 515: 12.600.000 đồng

Xem thêm: 

Hiện nay, các khoản chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để ưu đãi khách hàng nên việc nắm bắt rõ được hạch toán chiết khấu sẽ là một lợi thế cho bạn. Hy vọng bài viết sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích giúp các bạn học tốt hơn. Chúc các bạn thành công!

5/5 - (25 bình chọn)
Không có bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lý thuyết nguyên lý kế toán
Nguyên tắc kế toán tài khoản của đơn vị hành chính sự nghiệp theo thông tư 24

Trong hệ thống quản lý tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhận, kiểm soát và báo cáo các hoạt động tài chính theo đúng quy định của pháp luật. Để đảm bảo tính minh bạch và …

Lý thuyết nguyên lý kế toán
Nguyên Lý Kế Toán Là Gì? Tóm Tắt Kiến Thức Nguyên Lý Kế Toán

Nguyên lý kế toán là nền tảng quan trọng trong việc quản lý và ghi chép các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đây là môn học cơ bản mà bất kỳ ai theo đuổi lĩnh vực kinh tế, tài chính, hay kế toán kiểm toán đều phải nắm …

Sách nguyên lý kế toán ứng dụng - Kế toán Lê Ánh
Lý thuyết nguyên lý kế toán
Review Sách Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng Kế Toán Lê Ánh

Cuốn sách “Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng” là một tài liệu hữu ích dành cho những ai muốn nắm vững kiến thức kế toán từ cơ bản đến nâng cao. Được biên soạn bởi TS. Lê Ánh (CEO trung tâm kế toán Lê Ánh), một chuyên gia uy tín …