Cách Lập Báo Cáo Tình Hình Tài Chính – Mẫu số B01a-DNN
- By :
- Category : Lý thuyết nguyên lý kế toán
Báo cáo tình hình tài chính là một phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp mà kế toán viên cần phải lập tại mỗi thời kỳ. Đồng thời, nó có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý cũng như các nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trong bài viết này, Nguyên Lý Kế Toán sẽ hướng dẫn cách lập Báo cáo tình hình tài chính Mẫu B01a – DNN mới nhất áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng điều kiện giả định hoạt động liên tục.
Tham khảo: Học Kế Toán Thực Hành Ở Đâu Tốt Tại Hà Nội Và Tphcm
1. Báo Cáo Tình Hình Tài Chính Là Gì?
Báo cáo tình hình tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán trình bày dưới dạng bảng biểu, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng cho những đối tượng sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế, khả năng tài chính, quản lý doanh nghiệp và đầu tư.
Báo cáo tình hình tài chính phải được người lập (kế toán viên), kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký (Giám đốc, Tổng giám đốc) ký và đóng con dấu của đơn vị.
*Báo cáo tình hình tài chính cho biết những thông tin của một doanh nghiệp về:
- Tài sản doanh nghiệp (Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn)
- Nguồn vốn (Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu)
- Chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; Doanh thu và thu nhập khác
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh trong kỳ
- Các luồng tiền của doanh nghiệp
*Tính chất của báo cáo tình hình tài chính
Việc trình bày và lập báo cáo tình hình phải đảm bảo đủ những yêu cầu nhất định như:
- Trình bày trung thực, hợp lý tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh quan trọng và chủ yếu. Số liệu dùng để lập báo cáo tình hình tài chính phải căn cứ vào số liệu sai khi đã khóa sổ kế toán. Các phương pháp và trình bày cần phải đảm bảo sự nhất quán giữa các kỳ kế toán.
- Trình bày khách quan và không thiên vị khi lựa chọn hoặc diễn tả các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Phải đảm bảo tính trung lập, không nhấn mạnh, chú trọng hoặc giảm nhẹ hoặc có các thao tác khác làm thay đổi tính chất thông tin tài chính khi cung cấp cho đối tượng sử dụng báo cáo tình hình tài chính.
- Phải tuân thủ nguyên tắc thận trọng đồng thời trình bày một cách dễ hiểu, có khả năng so sánh cho người sử dụng.
- Phải phản ánh đúng với bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện chứ không chỉ đơn thuần phản ánh đúng hình thức hợp pháp, hợp lệ của chúng.
2. Cơ Sở Lập Bảng Báo Cáo Tình Hình Tài Chính
Để lập báo cáo tình hình tài chính thì kế toán viên cần phải căn cứ vào những cơ sở tài liệu sau đây:
- Căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết, các sổ sách kế toán hoặc thẻ kế toán chi tiết
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
- Căn cứ vào báo cáo tình hình tài chính của năm trước đó (để trình bày cột đầu năm)
3. Mẫu Báo Cáo Tình Hình Tài Chính Theo Mẫu Số B01a – DNN
Với báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133 mẫu số B01a – DNN là tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp trên Báo cáo tình hình tài chính sẽ được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. Thường thì các doanh nghiệp sẽ chọn mẫu B01a – DNN.
Lưu ý: Nếu như năm trước doanh nghiệp bạn đã nộp mẫu nào thì năm nay tiếp tục phải nộp theo mẫu đó (đảm bảo tính nhất quán).
Đơn vị báo cáo: ……………
Địa chỉ: …………… |
Mẫu số B01a – DNN (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Tại ngày… tháng … năm …
(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)
Đơn vị tính: ………….
CHỈ TIÊU | Mã số | Thuyết minh | Số cuối năm | Số đầu năm |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
TÀI SẢN | ||||
I. Tiền và các khoản tương đương tiền | 110 | |||
II. Đầu tư tài chính | 120 | |||
1. Chứng khoán kinh doanh | 121 | |||
2. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn | 122 | |||
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác | 123 | |||
4. Dự phòng tổn thất đầu tư tài chính (*) | 124 | (…) | (…) | |
III. Các khoản phải thu | 130 | |||
1. Phải thu của khách hàng | 131 | |||
2. Trả trước cho người bán | 132 | |||
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc | 133 | |||
4. Phải thu khác | 134 | |||
5. Tài sản thiếu chờ xử lý | 135 | |||
6. Dự phòng phải thu khó đòi (*) | 136 | (…) | (…) | |
IV. Hàng tồn kho | 140 | |||
1. Hàng tồn kho | 141 | |||
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) | 142 | (…) | (…) | |
V. Tài sản cố định | 150 | |||
– Nguyên giá | 151 | |||
– Giá trị hao mòn lũy kế (*) | 152 | (…) | (…) | |
VI. Bất động sản đầu tư | 160 | |||
– Nguyên giá | 161 | |||
– Giá trị hao mòn lũy kế (*) | 162 | (…) | (…) | |
VII. XDCB dở dang
VIII. Tài sản khác 1. Thuế GTGT được khấu trừ 2. Tài sản khác |
170
180 181 182 |
|||
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(200=110+120+130+140+150+160+170+180) |
200 | |||
NGUỒN VỐN | ||||
I. Nợ phải trả
1. Phải trả người bán 2. Người mua trả tiền trước 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 4. Phải trả người lao động 5. Phải trả khác 6. Vay và nợ thuê tài chính 7. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 8. Dự phòng phải trả 9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 10. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ II. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn góp của chủ sở hữu 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu |
300
311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 400 411 412 413 |
|||
4. Cổ phiếu quỹ (*)
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối |
414
415 416 417 |
(…) | (…) | |
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(500=300+400) |
500 |
Lập, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên) |
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên) |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi ở trong dấu ngoặc đơn (…).
(3) Đối với doanh nghiệp, công ty có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm” có thể ghi là “31.12.X”; “Số đầu năm” có thể ghi là “01.01.X”.
(4) Đối với trường hợp doanh nghiệp, công ty thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
4. Cách Lập Báo Cáo Tình Hình Tài Chính
Để việc lập báo cáo tình hình tài chính được chính xác và đơn giản thì kế toán viên và doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Sắp xếp các chứng từ kế toán
Trước hết các kế toán viên cần phải sắp xếp các chứng từ kế toán một cách cẩn thận, chi tiết lần lượt theo đúng trình tự thời gian. Điều này giúp cho việc nhập thông tin và kiểm tra báo cáo tình hình tài chính được dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Bước 2: Hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh của doanh nghiệp
Dựa trên các chứng từ kế toán đã được sắp xếp, kế toán của doanh nghiệp cần tiến hành việc kiểm tra và hoàn thiện các chứng từ nhằm đảo bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp theo đúng quy định về kế toán và thuế theo pháp luật.
Bước 3: Phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tháng, quý
Kế toán viên cũng cần phân loại rõ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: Phân loại chi phí khấu hao, chi phí trả trước,…
Bước 4: Rà soát và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng nhóm tài khoản
Để tổng hợp thông tin đưa lên báo cáo tình hình tài chính một cách nhanh chóng và chính xác thì đây là một bước rất quan trọng. Do đó, kế toán doanh nghiệp có thể rà soát theo các nhóm tài khoản như sau:
- Rà soát nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp
- Rà soát nhóm công nợ phải thu và phải trả (kể cả trường hợp khấu trừ công nợ)
- Rà soát nhóm các khoản đầu tư
- Rà soát nhóm tài sản cố định mà doanh nghiệp có
- Rà soát các khoản chi phí trả trước
- Rà soát doanh thu và thu nhập khác
- Rà soát giá vốn hàng bán (của từng mã hàng hóa, dịch vụ)
- Rà soát chi phí phát sinh, chi phí khác và chi phí quản lý
Lưu ý: Trong trường hợp phát hiện sai sót, kế toán cần tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh lại ngay để đảm bảo tính chính xác, thận trọng khi nhập thông tin báo cáo tình hình tài chính.
Bước 5: Thực hiện các bút toán tổng hợp và kết chuyển
Sau khi bạn đã rà soát kỹ càng số liệu cần thiết thì sẽ tiến hành thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lãi lỗ và đảm bảo các tài khoản từ đầu 5 đến đầu 9 sẽ không có số dư cuối kỳ.
Bước 6: Lập báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp
Các bút toán được tổng hợp và kết chuyển xong thì kế toán viên sẽ nhập thông tin vào mẫu báo cáo tình hình tài chính (Mẫu B01a – DNN). Sau khi hoàn thành xong báo cáo cần phải kiểm tra, đối chiếu lại thật kỹ trước khi trình lên kế toán trưởng và người đại diện trên pháp luật của doanh nghiệp ký và đóng con dấu.
Kế toán cũng cần lưu ý việc sắp xếp và lưu trữ, bảo quản báo cáo tình hình tài chính cũng phải thật khoa học và cẩn thận vì đây là một trong những tài liệu quan trọng.
Nguyên Lý Kế Toán hy vọng những nội dung chia sẻ về cách lập báo cáo tình hình tài chính trên đây sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong công việc của bạn. Chúc các bạn lập báo cáo thành công!!!
Xem thêm:
Không có bình luận