Cách Kết Chuyển Thuế GTGT Được Khấu Trừ
- By :
- Category : Lý thuyết nguyên lý kế toán
Thuế GTGT được khấu trừ phản ánh số thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, tài sản mua vào được khấu trừ, hoặc đã khấu trừ hoặc là còn được khấu trừ tiếp. Vậy kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ như thế nào sẽ được trình bày ở bài viết dưới đây của Nguyên Lý Kế Toán
1. Thuế GTGT được khấu trừ là gì?
Thuế GTGT được khấu trừ là thuế GTGT đầu vào của các loại hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT thỏa mãn điều kiện được quy định.
Thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất như trong các trường hợp bất khả kháng của thiên tai, các trường hợp không được bảo hiểm bồi thường.
>>>> Học kế toán thực hành ở đâu tốt tại Hà Nội và Tphcm
2. Thuế GTGT được khấu trừ hạch toán vào tài khoản nào
Thuế GTGT được khấu trừ được hạch toán vào TK 133. Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số đã khấu trừ và số còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
Kế toán cần phải hạch toán riêng thuế GTGt đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trong trường hợp không thể hạch toán riêng thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào TK 133. Cuối kỳ kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và số không được khấu trừ theo quy định của pháp luật.
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì được tính vào giá trị tài sản mua, giá vốn của hàng bán hoặc chi phí sản xuất kinh doanh tùy từng trường hợp.
3. Nội dung của TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ
Kết cấu bên Nợ:
– Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Kết cấu bên Có:
– Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ
– Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
– Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa,vật tư mua vào nhưng đã trả lại hoặc được chiết khấu, giảm giá
– Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại
Số dư bên Nợ: thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn trả nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả.
Tài khoản thuế GTGT được khấu trừ – TK 133 có hai tài khoản cấp 2:
– TK 1331: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ là tài khoản phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hàng hóa, vật tư, dịch vụ mua ngoài dùng vào việc sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ.
– TK 1332: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của tài sản cố định là tài khoản phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định, bất động sản đầu tư sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ.
>>>> Học nguyên lý kế toán ở đâu tốt
4. Cách kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ
a, Khi đi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, tài sản cố định, bất động sản đầu tư được khấu trừ thuế GTGT đầu vào hạch toán như sau:;
– Nợ TK 152, 153, 156, 211, 217, 611 (giá chưa tính thuế)
– Nợ TK 133
– Có TK 111, 112, 331
b, Khi đi mua vật tư, hàng hóa để dùng ngay vào sản xuất kinh doanh nếu được khấu trừ thuế GTGT đầu vào hạch toán như sau:
– Nợ TK 154, 241, 242, 642
– Nợ TK 133
– Có TK 111, 112, 331
c, Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, các loại thuế và chi phí vận chuyển được hạch toán như sau:
– Nợ TK 152, 153, 156, 211
– Có TK 331
– Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp (nếu không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu)
– Có TK 3332: thuế tiêu thụ đặc biệt
– Có TK 3333: thuế xuất nhập khẩu
– Có TK 33381: thuế bảo vệ môi trường
– Có TK 111, 112
Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì hạch toán như sau:
– Nợ TK 133
– Có TK 333
d, Trong trường hợp không hạch toán được riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hạch toán như sau:
Khi mua hàng hóa, vật tư, TSCĐ ghi như sau:
– Nợ TK 152, 153, 156, 211
– Nợ TK 133
– Có TK 111, 112, 331
Cuối kỳ kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật. Đối với thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ:
– Nợ TK 632
– Có TK 133
e, Khi mua hàng hóa giao ngay cho khách hàng không qua nhập kho, nếu thuế GTGT được khấu trừ thì hạch toán như sau:
– Nợ TK 632
– Nợ TK 133
– Có TK 111, 112, 331
f, Trong trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua và được giảm giá do kém, mất chất lượng thì căn cứ vào các chứng từ xuất hàng gửi lại bên bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại cho người bán hoặc hàng đã mua và được giảm giá, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hạch toán như sau:
– Nợ TK 111, 112, 331
– Có TK 133
– Có TK 152, 153, 156, 211
g, Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn hại do thiên tai, hỏa hoạn xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường hạch toán như sau:
Trường hợp thuế GTGT hàng hóa, vật tư, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý:
– Nợ TK 138
– Có TK 133
Trường hợp thuế GTGT hàng hóa, vật tư, TSCĐ mua vào bị tổn thất có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về quyết định bồi thường của các tổ chức, cá nhân:
– Nợ TK 111, 334
– Nợ TK 632
– Có TK 138
– Có TK 133
h, Cuối tháng, kế toán xác định được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp thì hạch toán như sau:
– Nợ TK 3331
– Có TK 133
i, Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hạch toán như sau:
– Nợ TK 111, 112
– Có TK 133
Những thông tin chi tiết về thuế GTGT được khấu trừ và cách kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ đã được Nguyên Lý Kế Toán trình bày qua bài viết trên đây. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan dưới đây:
- Cách Lập Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Theo Thông Tư 200, 133
- Cách Lập Báo Cáo Tình Hình Tài Chính – Mẫu số B01a-DNN
- Hạch Toán Chi Phí Vận Chuyển
- Cách Hạch Toán Chiết Khấu Thanh Toán
- Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại – Giảm Giá Hàng Bán
Không có bình luận