Sổ Sách Kế Toán Là Gì? Bài tập Sổ Sách Kế Toán Có Lời Giải

bai-tap-mau-ve-so-sach-ke-toan
Bài tập nguyên lý kế toán
3

Sổ sách kế toán là một hình thức ghi chép các hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật và các nguyên tắc kế toán. Sổ sách kế toán giúp doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của mình, cũng như thực hiện các nghĩa vụ thuế và báo cáo tài chính.

Trong bài viết này, Nguyên Lý Kế Toán sẽ giới thiệu cho bạn một số bài tập về sổ sách kế toán có lời giải, cùng với các kiến thức cơ bản về sổ sách kế toán. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Sổ sách kế toán là gì?

Sổ sách kế toán là những sổ dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động của đơn vị kế toán. Sổ sách kế toán có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý và báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng.

Đồng thời, Sổ sách kế toán giúp doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của mình, cũng như thực hiện các nghĩa vụ thuế và báo cáo tài chính.

Tại sao sổ sách kế toán quan trọng?

Sổ sách kế toán quan trọng vì nhiều lý do sau:

  • Sổ sách kế toán là cơ sở để cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp với các bên liên quan như đối tác, khách hàng, nhà đầu tư, cổ đông, nhân viên, cơ quan thuế, ngân hàng và chính cho doanh nghiệp. Thông tin này giúp cho các bên đánh giá được hiệu quả hoạt động, năng lực thanh toán, khả năng sinh lời và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
  • Sổ sách kế toán là công cụ để kiểm soát và quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp như tài sản, nợ, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, chi phí phát sinh,… Đồng thời giúp cho doanh nghiệp theo dõi được dòng tiền, hàng tồn kho, thuế, các khoản phải thu, phải trả và công nợ.
  • Sổ sách kế toán là cơ sở, căn cứ giúp cho doanh nghiệp xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động kinh doanh. Qua đó, đưa ra các giải pháp cải thiện và thay đổi chiến lược hoạt động kinh doanh.
  • Sổ sách kế toán là bằng chứng để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi có kiện tụng hoặc tranh chấp về các giao dịch thương mại, tài chính với các bên liên quan.
  • Sổ sách kế toán là minh chứng thể hiện doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về thuế, bảo hiểm xã hội, người lao động và các quy định khác liên quan…

so-sach-ke-toan

Vì vậy, sổ sách kế toán là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của mọi doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng trong quá trình kế toán, kiểm toán và quản trị doanh nghiệp, kê khai thuế với cơ quan Thuế.

2. Sổ sách kế toán bao gồm những gì?

Sổ sách kế toán bao gồm nhiều loại sổ khác nhau, có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí, như cách ghi chép, hình thức, mức độ thông tin,… Theo quy định của Bộ Tài chính, sổ sách kế toán bao gồm những loại sổ sau:

  • Sổ tổng hợp: Là sổ dùng để phản ánh về một đối tượng kế toán cụ thể ở mức độ tổng quát, khái quát. Ví dụ: Sổ cái, sổ chi tiết.
  • Sổ chi tiết: Là sổ dùng để ghi chép cụ thể các giao dịch kinh tế, tài chính phát sinh của những tài khoản kế toán. Ví dụ: Sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ chi tiết công nợ phải thu, phải trả.
  • Sổ liên hợp: Là sổ dùng để kết hợp ghi chép các giao dịch kinh tế, tài chính theo thứ tự thời gian và theo dõi đối tượng kế toán theo nội dung kinh tế trên trong cùng một trang sổ. Ví dụ: Sổ nhật ký chung – Sổ cái.

Ngoài ra, còn có một số loại sổ sách kế toán khác như:

  • Sổ nhật ký chung: Là sổ dùng để ghi tất cả các hoạt động, nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên tục theo trình tự thời gian các hoạt động phát sinh.
  • Sổ quỹ tiền mặt: Là sổ dùng để ghi chép tất cả các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Sổ tiền gửi ngân hàng: Là sổ dùng để ghi chép tất cả các nghiệp vụ liên quan đến việc gửi, rút, chuyển tiền ở ngân hàng.
  • Bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng hóa: Là bảng dùng để thể hiện số lượng và giá trị, tình trạng của hàng hóa nhập vào, xuất ra và tồn kho cuối kỳ của doanh nghiệp.
  • Bảng cân đối phát sinh: Là bảng kế toán dùng để kiểm tra tính hợp lý, đúng đắn và cân bằng của việc ghi sổ và lập báo cáo tài chính.

Đặc điểm của sổ sách kế toán

Sổ sách kế toán có những đặc điểm sau:

  • Sổ sách kế toán phải ghi rõ tên đơn vị, doanh nghiệp; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; số trang; chữ ký người lập sổ, kế toán trưởng và ban giám đốc của doanh nghiệp; đóng dấu giáp lai.
  • Phải gồm sổ sách kế toán tổng hợp và sổ sách chi tiết theo quy định tại hệ thống sổ sách của Thông tư 200 và Thông tư 133.
  • Phải ghi chép giao dịch kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian phát sinh và theo dõi đối tượng kế toán cụ thể theo nội dung kinh tế.
  • Sổ sách kế toán phải được lập bằng tiền tệ Việt Nam và nếu có nghiệp vụ bằng ngoại tệ thì phải đổi sang tiền tệ Việt Nam theo tỷ giá hối đoái chính thức mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày ghi sổ.

so-sach-ke-toan

3. Mẫu sổ sách kế toán mới nhất

Mẫu sổ sách kế toán theo Thông tư 200

Tải mẫu sổ sách kế toán theo Thông tư 200 tại Đây.

Mẫu sổ sách kế toán theo Thông tư 133

Tải mẫu sổ sách kế toán theo Thông tư 133 tại Đây.

Mẫu sổ sách kế toán của hộ kinh doanh cá thể

Tải mẫu sổ sách kế toán của hộ kinh doanh cá thể tại Đây.

4. Nguyên tắc ghi sổ sách kế toán

Làm kế toán thì một trong những công việc hàng ngày sẽ có ghi sổ sách kế toán của các giao dịch, nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ghi sổ như thế nào cũng được, để tiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo dõi, thanh tra và cho chính doanh nghiệp khi kế toán, kiểm toán, Bộ Tài chính đã ban hành nguyên tắc ghi sổ sách kế toán như sau:

Nguyên tắc tác động kép: Với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp phải được ghi vào ít nhất hai tài khoản kế toán, một Nợ và một Có nhằm phản ánh sự thay đổi của nguồn vốn và tài sản doanh nghiệp.

Nguyên tắc ghi sổ theo trình tự thời gian: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi ghi sổ phải vào sổ đúng ngày phát sinh nghiệp vụ đó, không được khéo dài sang kỳ kế toán sáng.

Nguyên tắc ghi đơn: Tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được ghi một cách độc lập, không được trừ lẫn nhau hay gộp chung cho dù cùng một đối tượng kế toán cụ thể. Việc ghi đơn được áp dụng trong các trường hợp ghi sổ sách kế toán chi tiết và sổ ngoài bảng.

Nguyên tắc ghi đầy đủ: Dựa trên chứng từ, hóa đơn, tài liệu kế toán để vào sổ nên phải đúng nội dung, số liệu và các chỉ tiêu kế toán theo quy định.

Nguyên tắc ghi chính xác: Kế toán ghi vào sổ sách kế toán theo đúng thực tế phát sinh, không được sửa đổi, thay đổi hay bỏ sót, ghi nhầm.

Nguyên tắc ghi kịp thời: Kế toán khi có chứng từ kế toán hợp lệ thì phải ghi sổ sách kế toán ngay, không để chậm trễ và có thể dẫn đến bỏ sót nghiệp vụ.

Nguyên tắc ghi theo phương pháp kép: Tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được ghi vào sổ sách kế toán theo cùng một phương pháp xuyên suốt một kỳ kế toán và không được thay đổi giữa chừng, trừ trường hợp thay đổi theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

so-sach-ke-toan

5. Quy trình ghi sổ sách kế toán cơ bản

Tùy thuộc các loại hình của công ty, doanh nghiệp mà quy trình ghi sổ kế toán có thể phức tạp hay đơn giản, tuy nhiên, quy trình chung ghi sổ sách kế toán như sau:

Bước 1: Kế toán tập hợp chứng từ.

Đây là bước quan trọng để có được các dữ liệu đầu vào cho việc ghi sổ. Các chứng từ cần tập hợp bao gồm: hóa đơn, chứng từ ngân hàng, chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bảng lương, bảng chấm công, phiếu thu chi, phiếu nhập xuất kho, biên bản đối chiếu công nợ,…

Lưu ý: Chứng từ phải được kiểm tra về tính hợp lệ, hợp lý và hợp pháp.

Bước 2: Kế toán nhập chứng từ vào sổ sách kế toán hoặc phần mềm quản lý kế toán để phản ánh nghiệp vụ phát sinh thông qua các bút toán định khoản.

Đây là bước thực hiện việc ghi sổ theo các nguyên tắc và phương pháp kế toán. Các bút toán phải được ghi rõ số tiền, nội dung, tài khoản nợ và có, mã số thuế của đối tượng giao dịch,… dựa trên các chứng từ, tài liệu đã được tập hợp: hóa đơn mua vào, bán ra, giấy nộp tiền, chứng từ ngân hàng, bảng lương, phân bổ khấu hao,…

Các sổ sách kế toán thường được sử dụng:

  • Sổ cái
  • Sổ nhật ký chung
  • Sổ tổng hợp
  • Sổ chi tiết
  • Sổ báo cáo
  • Sổ phụ

Một số lưu ý cho kế toán:

  • Hóa đơn mua vào có thể là mua về xuất thẳng ra phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc mua về nhập kho. Trong trường hợp mua về xuất luôn ra phân xưởng, bộ phận sản xuất thì kế toán sẽ làm giấy đề nghị cấp nguyên vật liệu cho phân xưởng, bộ phận sản xuất. Nếu mua về nhập kho, kế toán sẽ lập phiếu nhập kho theo dõi hàng nhập, phiếu hóa đơn mua hàng là Nguyên vật liệu hoặc Công cụ dụng cụ.
  • Hóa đơn bán ra sẽ làm căn cứ vào thông tin của hàng hóa trên hóa đơn xuất bán để kế toán hạch vào sổ sách đồng thời lập phiếu xuất kho cho hàng hóa tương ứng.

Bước 3: Kế toán tập hợp chi phí.

Đây là bước tính toán các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí quản lý, chi phí trả trước…

Bước 4: Lập bút toán kết chuyển chi phí và xác định kết quả kinh doanh.

Đây là bước hoàn thiện các sổ sách kế toán và xác định lợi nhuận hoặc lỗ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán bằng các bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng,… Các bút toán kết chuyển sẽ giúp cân đối các tài khoản liên quan đến chi phí, doanh thu và thuế.

Bước 5: Kế toán lập bảng cân đối phát sinh.

Là bước tổng hợp các số liệu từ các sổ sách kế toán để lập ra một báo cáo tài chính quan trọng, cho biết sự thay đổi của các khoản thuộc tài sản hay nợ phải trả, vốn chủ hữu trong một kỳ kế toán phát sinh. Đồng thời, nếu số liệu ở bảng cân đối có sự chênh lệch, kế toán dễ dàng phát hiện và mở sổ sách kế toán để rà soát, đối chiếu. Sau khi hoàn thiện và không sửa đổi, kế toán sẽ thực hiện bút toán sổ chi tiết, sổ cái.

so-sach-ke-toan

6. Cách in và đóng sổ sách kế toán

Theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13, có những quy định cơ bản về mở, ghi, lưu trữ và báo cáo sổ sách kế toán như sau:

Mở sổ: Sổ sách kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán là năm, riêng với đơn vị doanh nghiệp mới thành lập, sổ sách kế toán phải mở từ ngày thành lập trong năm. Sổ sách kế toán phải được đóng dấu và chữ ký của người có thẩm quyền cấp quản lý và người làm sổ.

Ghi sổ: Kế toán phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu kế toán để ghi sổ kế toán, phải tuân thủ các nguyên tắc bắt buộc như: ghi đầy đủ, ghi chính xác, ghi kịp thời và ghi theo phương pháp kép. Nếu sửa chữa sổ sách kế toán phải được thực hiện theo quy trình và quy định cụ thể của Bộ Tài chính.

Khóa sổ: Sổ sách kế toán phải được khóa vào cuối mỗi kỳ kế toán để bảo đảm tính liên tục và không thay đổi các đối tượng và số liệu trong sổ. Khi khóa sổ, kế toán thực hiện ghi số dư cuối kỳ, viết chữ “KHÓA SỔ”, đóng dấu và chữ ký của người làm sổ và người có thẩm quyền quản lý.

Lưu trữ sổ: Sổ sách kế toán phải được lưu trữ trong thời gian theo quy định của pháp luật, được lưu trữ ở nơi an toàn, bảo mật, dễ tìm kiếm và có biện pháp bảo vệ thông tin. Thời gian lưu trữ sổ sách kế toán là 10 năm, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật.

Báo cáo sổ: Kế toán phải lập báo cáo tài chính với hình thức, nội dung, thời hạn và cơ quan nhận báo cáo theo đúng quy định liên quan. Báo cáo tài chính khi hoàn thiện phải được kiểm tra, xác nhận và công bố theo quy định của pháp luật.

Để có được một hệ thống sổ sách hợp lệ, hợp lý và chính xác, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về lập sổ, mở sổ, ghi sổ và lưu trữ, báo cáo theo Luật Kế toán và các mẫu sổ, văn bản hướng dẫn thi hành.

>>>>> Xem thêm: Bài tập kế toán các quá trình kinh doanh

7. Bài tập về sổ sách kế toán – Có lời giải 

I. Bài tập về sổ sách kế toán

Cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty TVT như sau (1.000.000 đồng)

1.Ngày 5/7, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 15, Phiếu thu số 136

2.Ngày 10/7, thanh toán lương tháng 6 cho công nhân viên bằng tiền mặt 15, Phiếu chi số 515

3.Ngày 12/7, khách hàng thanh toán tiền hàng kỳ trước cho doanh nghiệp qua ngân hàng 40, doanh nghiệp đã nhận được giấy báo Có số 1798 thuế nhập khẩu

4.Ngày 14/7, mua chịu nguyên vật liệu nhập kho theo giá 60, hóa đơn 289

5.Ngày 15/7, vay ngắn hạn thanh toán cho người bán 60, hợp đồng tín dụng số 6766  học kế toán thực tế ở đâu

6.Ngày 18/7, trả trước tiền mua hàng cho người bán bằng chuyển khoản 35, doanh nghiệp đã nhận được giấy báo Nợ số 536

7.Ngày 19/7, nhận vốn góp liên doanh bằng một phương tiện vận tải theo giá thỏa thuận là 120, biên bản giao nhận số 92

9.Ngày 26/7, nhận ứng trước của khách hàng bằng chuyển khoản 50, doanh nghiệp đã nhận được giấy báo Có số 1966

II. Yêu cầu

Ghi sổ kế toán tình hình trên theo các hình thức: Nhật ký chung và Chứng từ – Ghi sổ

so-sach-ke-toan

 Hướng dẫn giải bài tập về sổ sách kế toán

A – Hình thức Nhật ký chung

NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài khoản Số phát sinh
SH NT Nợ
136

 

 

 

515

 

 

01798

 

 

289

 

 

6766

 

 

536

 

 

92

 

 

01966

5/7

 

 

 

10/7

 

 

12/7

 

 

14/7

 

 

15/7

 

 

18/7

 

 

19/7

 

 

26/7

Số sang trước chuyển sang

Rút tiền gửi ngân hàng về bổ sung tiền mặt

Trả lương kỳ trước cho cán bộ công nhân viên

 

Người mua trả nợ

 

 

Thu mua nguyên vật liệu

 

 

Vay thanh toán

 

 

Đặt trước tiền hàng

UPAS L/C

 

Nhận góp vốn liên doanh

 

 

Tiền ứng trước của người mua

 

111

 

112

334

 

111

112

131

 

152

331

 

331

311

 

331

112

 

211

411

 

112

131

xxx

15

 

 

15

 

 

40

 

 

60

 

 

60

 

 

35

 

 

120

 

 

50

xxx

 

 

15

 

 

15

 

40

 

 

 

 

 

60

 

 

35

 

 

120

 

 

50

Cộng chuyển sang trang sau xxx xxx

SỔ CÁI

Tháng 7 năm N khóa học xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Tên tài khoản: Tiền gửi ngân hàng

Số hiệu: 112

NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền
SH NT Nợ
 

136

1789

536

1966

 

5/7

12/7

18/7

26/7

Số dư đầu tháng

Rút TGNH về quỹ tiền mặt

Thu nợ người mua

Đặt trước tiền hàng

Tiền đặt trước của người mua

 

111

131

331

131

30

 

40

 

50

 

15

 

35

Cộng số phát sinh tháng

Số dư cuối tháng

90

70

50

B – Hình thức Chứng từ ghi sổ

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Số 1120

Ngày 10 tháng 7 năm N

Trích yếu Số hiệu TK Số tiền
Nợ
Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 111 112 15
Cộng x x 15

Kèm theo 01 bộ chứng từ gốc

Chú ý: Khi lập chứng từ ghi sổ thì Chứng từ ghi sổ chưa có số hiệu và ngày tháng. Phải khi nào đăng ký Chứng từ ghi sổ vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ thì chứng từ ghi sổ mới có số hiệu và ngày tháng  nên học kế toán thực hành ở đâu

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Số 1121

Ngày 10 tháng 7 năm N

Trích yếu Số hiệu TK Số tiền
Nợ
Thanh toán lương kỳ trước 334 111 15
Cộng x x 15

Kèm theo 01 chứng từ gốc chứng chỉ kế toán trưởng

Các nghiệp vụ tiếp theo cũng được lập Chứng từ ghi sổ theo mẫu tương tự. Sau khi lập xong Chứng từ ghi sổ, kế toán phải đăng ký vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để lấy số hiệu và ngày tháng, số hiệu và ngày tháng này mới là số hiệu và ngày tháng của Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ đã đăng ký là căn cứ để ghi vào sổ cái các tài khoản.

SỐ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ

Năm N học logistics chuyên sâu

Chứng từ ghi sổ Số tiền
Số hiệu Ngày tháng
1120 10/7 15
1121 10/7 15
1122 20/7 40
1123 20/7 60
1124 20/7 60
1125 20/7 35
1126 20/7 120
1127 30/7 50
Cộng x 395

SỔ CÁI

Tháng 7 Năm N

Tên tài khoản: Tiền gửi ngân hàng

Số hiệu: 112

Ngày tháng ghi sổ CT-GS Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền
SH NT Nợ
Dư đầu tháng 30
10/7 1120 10/7 Rút TGNH 111 15
21/7 1122 20/7 Thu nợ người mua 131 40
21/7 1125 20/7 Đặt trước tiền hàng cho người bán 331 35
31/7 1127 31/7 Tiền đặt trước của người mua 131 50
Cộng phát sinh 90 50
Số dư cuối tháng x 70

Sổ cái của các tài khoản khác cũng có mẫu tương tự

Tóm lại, sổ sách kế toán là một công cụ quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp. Bài tập về sổ sách kế toán có lời giải là một phương pháp hiệu quả để rèn luyện kỹ năng kế toán và nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề thực tế. Nguyên Lý Kế Toán hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức và bài tập bổ ích về sổ sách kế toán.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này và chúc bạn học tập tốt!

>>>> Xem thêm : Bài tập có lời giải về phương pháp chứng từ kế toán

>>Bài viết được quan tâm: Học kế toán thực hành ở đâu tốt 

Rate this post

Tags:

  • https://nguyenlyketoan net/bai-tap-mau-co-loi-giai-ve-so-sach-ke-toan/
  • https://nguyenlyketoan net/so-sach-ke-toan-la-gi/

cho em hỏi ở chứng từ ghi sổ cột tài khoản đối ứng nếu có 3 tài khoản trở lên thì cột số tiền có phải chia ra viết riêng cho từng loại hay không ạ

3 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan
Bài tập nguyên lý kế toán
Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân (TNCN) Nhanh Và Chính Xác

Thuế thu nhập cá nhân là một khoản thu nhập quan trọng của ngân sách nhà nước, đồng thời cũng là một trong những khoản chi phí lớn nhất của người lao động. Việc tính thuế thu nhập cá nhân nhanh và chính xác không chỉ giúp người lao động …

tinh-gia-thanh-san-pham
Bài tập nguyên lý kế toán
Các Cách Tính Giá Thành Sản Phẩm – Bài Tập Có Lời Giải

Tính giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó, cách tính giá thành sản phẩm rất quan trọng trong chiến lực kinh doanh bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, cạnh tranh và …

trich-khau-hao-tai-san-co-dinh
Bài tập nguyên lý kế toán
Trích Khấu Hao Tài Sản Cố Định (TSCĐ) – Quy Định Mới Nhất

Trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) là một hoạt động quan trọng của các doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định, nhằm phản ánh sự giảm giá trị của tài sản cố định do sử dụng, hao mòn, hỏng hóc hoặc các nguyên nhân khác. Việc trích …